Giãn cách xã hội không chỉ ảnh hưởng tới cách con người giao tiếp mà còn làm thay đổi cách mua sắm, làm việc, học tập… Các hoạt động như giáo dục trực tuyến, làm việc từ xa trở thành bắt buộc trong đại dịch.
Trong bối cảnh COVID-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, người dùng chuyển dịch sang hoạt động nhiều trên môi trường Internet, những kiến thức, kỹ năng liên quan tới việc bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng Internet trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong thời gian này, chúng ta luôn nhận được rất nhiều thông tin, cập nhật về đại dịch COVID-19 và thường ít chú ý khi click và truy cập thông tin này. Đây cũng chính là điểm yếu mà các đối tượng tấn công mạng lợi dụng để thực hiện tấn công.
Những kẻ tấn công có thể phát tán mã độc mã hóa dữ liệu (ransomware), email lừa đảo và các phần mềm độc hại, tận dụng các từ khóa liên quan đến COVID-19 để lừa người dùng nhấp vào liên kết độc hại,... Rất nhiều phương thức tấn công có thể được sử dụng, và khi thành công, hacker có thể xâm nhập vào email, máy tính của người dùng, đánh cắp thông tin và các thông tin có giá trị khác.
Nội dung chính “Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch COVID -19” bao gồm:
1. Làm việc từ xa an toàn
Nội dung bao gồm một số hướng dẫn thiết lập máy tính, thiết bị an toàn để làm việc từ xa, phòng chống thư điện tử lừa đảo, sử dụng mạng riêng ảo (VPN), 10 điều cần biết khi làm việc từ xa:
2. Học và họp trực tuyến an toàn
Nội dung bao gồm một số hướng dẫn thiết lập an toàn trên các ứng dụng video conference được sử dụng phổ biến hiện nay (Phần mềm Zoom, Microsoft Teams).
3. Liên lạc, kết nối an toàn
Nội dung bao gồm: an toàn khi sử dụng các phần mềm video conference, an toàn khi kết nối video call, chat trực tuyến, sử dụng mạng không dây an toàn.
4. Giải trí an toàn
Nội dung bao gồm sử dụng mạng xã hội an toàn (Facebook, Zalo, Tiktok):
5. Sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến an toàn
Theo PV/Báo Thanh Hóa Điện tử
https://baothanhhoa.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cam-nang-bao-dam-an-toan-thong-tin-trong-dai-dich-covid-19/142351.htm