Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Phóng viên Thông tấn xã nơi tâm dịch: Nối dài những hành trình thiện nguyện (04/10/2021-8:38)
    Không chỉ làm nhiệm vụ đưa tin, bài phản ánh đê tình hình dịch bệnh, đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều nhà báo của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thường trú ở các địa phương còn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn vượt qua đại dịch.

 Nhà báo Hồng Điệp (thứ 2 bên trái) và bạn bè đồng nghiệp tổ chức trao tặng 103 túi quà an sinh cho 103 hộ khó khăn tại 4 phường – xã (xã Biển Hồ, xã Tân Sơn, xã Chư Á và phường Trà Bá) tại TP. Pleiku. Ảnh: NVCC

Đã thành thông lệ, nhiều năm nay, nhà báo Hồng Điệp - cơ quan thường trú TTXVN tỉnh Gia Lai được nhiều người biết đến là tấm gương làm từ thiện xã hội nhiệt huyết, giúp đỡ hỗ trợ nhiều lực lượng chống dịch và người dân nghèo ở nhiều vùng miền trong cả nước. 

Riêng đầu năm 2021 đến nay chị đã kết nối để trao quà, đồ dùng thiết yếu đến nhiều nơi trong cả nước, đầu năm là vùng dịch Hải Dương, sau đó là Bắc Giang, Bắc Ninh, gần đây là các tỉnh khu vực Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Nổi bật nhất phải kể đến là Chương trình "San sẻ yêu thương - Gia Lai chung tay đánh bay COVID-19" do đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (Fly To Sky), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức.

Phát động từ cuối tháng 7/2021, Chương trình đã hỗ trợ nhiều trang thiết bị y tế như khẩu trang y tế, kính ngăn giọt bắn, nước rửa tay sát khuẩn, nhiệt kế hồng ngoại và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho lực lượng tham gia làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu để ổn định cuộc sống hàng ngày (tặng quà, tặng đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, tổ chức quầy thực phẩm lưu động “0 đồng”, quầy hàng bình ổn giá, bếp ăn từ thiện, cơm nhân ái) giúp thanh niên và người nghèo đô thị, người lao động tự do, người mất việc, người đang bị bệnh hiểm nghèo, sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Nhà báo Hồng Điệp chia sẻ: “Vì giãn cách xã hội, tất cả mọi người đều gặp khó khăn, nhiều người không có việc làm thu nhập, trong quá trình tác nghiệp chúng tôi đưa nhiều tin bài về hoạt động hỗ trợ của chính quyền, nhưng tôi thấy vẫn còn nhiều nơi người dân có hoàn cảnh khó khăn. Mình được tiếp cận những nguồn thông tin đó thì mình kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay hỗ trợ”.

Xuyên suốt quá trình tác nghiệp, nhà báo Hồng Điệp cùng các đồng nghiệp luôn dành sự quan tâm đặc biệt vào việc khai thác mảng đề tài đời sống dân sinh trong mùa dịch. Bằng những tư liệu của mình, chị đã sản xuất nhiều tin, bài về người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc đang gặp khó khăn đang cần được giúp đỡ.

Những tác phẩm báo chí này được đăng tải đã nhận được sự đồng cảm, chia sẻ và nhận được cả những phần quà mà nhiều nhà hảo tâm tin tưởng gửi gắm. Làm nghề báo giúp chị có điều kiện đi tiền trạm trước cho các hoạt động thiện nguyện, để rồi làm nhiệm vụ là cầu nối giữa nhà hảo tâm với chính quyền, hỗ trợ người dân được kịp thời.

“Chúng tôi vừa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trên mặt trận thông tin, tuyên truyền vừa duy trì hoạt động từ thiện. Trong khi nhiều người dân ở trong cách ly phong tỏa không thể đi ra ngoài, mình lại có điều kiện để đi lại dễ dàng thì cần tranh thủ thứ 7, chủ nhật giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt.” chị Hồng Điệp tâm sự.

Là nữ nhà báo nhưng hàng ngày chị vẫn dành nhiều thời gian hoàn thành cả nhiệm vụ chuyên môn và hoạt động thiện nguyện. Đó là những lần chị kêu gọi các nhà hảo tâm, mua hàng, đóng gói, xếp hàng hóa, xếp đồ lên xe, lái xe chở hàng đi các địa phương... những việc tưởng chỉ có nam giới mới làm được.

Gần đây là chuyến trao quà ở huyện KrôngPa, tỉnh Gia Lai, khu vực bị phong tỏa và có nhiều người là đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn. Chị cùng các thành viên trong đoàn di chuyển hơn 150 km để đi trao quà. Mỗi lần trao quà, chứng kiến niềm hạnh phúc của bà con khi tiếp nhận chị càng thấy có thêm niềm vui trong cuộc sống, dù vẫn biết còn nhiều thử thách ở phía trước.

 

phong vien thong tan xa noi tam dich noi dai nhung hanh trinh thien nguyen hinh 2

Nhà báo Hồng Điệp và nhiều nhà báo phóng viên Thông tấn xã ở nhiều địa phương trong cả nước tiếp tục nối dài những hành trình thiện nguyện. Ảnh: NVCC

 

Không chỉ ở khu vực Tây Nguyên, ở nhiều địa phương, các phóng viên của TTXVN cũng thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, chung tay góp sức cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn nơi mình sinh sống, công tác.

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Đặng Công Mạo - cơ quan thường trú TTXVN tại An Giang thấy đời sống của bà con ở một số nơi như thị trấn Long Bình, xã Vĩnh An, phường Mỹ Bình, Mỹ Thạnh, Mỹ Quý... thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang rất khó khăn. Đặc biệt bà con trong các xóm trọ, các khu vực đang bị phong tỏa... anh đã gọi điện, rủ thêm một số anh em, bạn bè và và một số doanh nghiệp quen biết vận động nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con.

Riêng đợt dịch này, anh cùng bạn bè đã vận động, quyên góp được 5 tấn gạo và 500 phần quà gồm sữa, rau, trứng và một số nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con gặp khó khăn trong mùa dịch.

Trước đó, anh Đặng Công Mạo đã vận động nhu yếu phẩm hỗ trợ lực lượng cắm chốt và tuần tra biên giới. Anh kể, do đặc thù đường biên giới không rõ ràng, trong số 210 chốt canh phòng dọc biên giới An Giang, có rất nhiều chốt là những tổ dân quân tự quản, trang thiết bị thiếu thốn, anh đã vận động được hơn 200.000 khẩu trang y tế, một số đèn pin chuyên dụng, quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn cho lực lượng canh chốt.

Ngoài nhu yếu phẩm, anh còn cùng bạn bè vận động, quyên góp được hơn 100 triệu đồng, hỗ trợ xây hai căn nhà cho người nghèo tại phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng. Tháng 8/2021, hai ngôi nhà đã hoàn thành và mời người dân vào ở.

Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền được giao, đội ngũ nhà báo phóng viên của TTXVN còn làm tốt việc tham gia công tác từ thiện xã hội.
Hoạt động thiện nguyện của họ không chỉ lan tỏa tinh thần nhân ái, san sẻ yêu thương mà còn góp phần tiếp bước truyền thống của Thông tấn xã Việt Nam anh hùng.

Theo Nguyên Phong/Báo NB&CL

 

 

Các tin khác:
  • Chúng ta cần soi tới ranh giới của đạo đức (01/10/2021-10:17)
  • Cuộc thi trực tuyến “Biên cương Tổ quốc tôi”: Hướng về chủ quyền biên giới lãnh thổ (01/10/2021-10:09)
  • Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần I sẽ kéo dài thời gian nhận tác phẩm đến 30/6/2022 (01/10/2021-10:05)
  • Báo Nhân Dân cung cấp bản tin thời sự hằng ngày trên các kênh podcast (01/10/2021-10:02)
  • Cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp an toàn trong đại dịch Covid-19 (30/09/2021-16:35)
  • Kéo dài Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” để người yêu biển cả cống hiến nhiều hơn (30/09/2021-16:22)
  • Nhà báo Hoàng Quân với hành trình xuyên đêm hỗ trợ gia đình cháu bé 10 ngày tuổi đi 480km về quê (29/09/2021-11:36)
  • Hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ nhà báo sẽ ở dạng điện tử (28/09/2021-14:36)
  • Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ, Bí thư Đảng ủy, Phó TBT Báo Quân đội nhân dân: Thông tin mà nhà báo của Báo Quân đội nhân dân đưa ra trên mạng xã hội phải khách quan, bảo đảm “4 hợp” (27/09/2021-9:59)
  • Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Tích cực bồi dưỡng phóng viên chuyên nghiệp, đa năng, bắt kịp xu thế mới (24/09/2021-11:22)