Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Báo chí cần phải thanh lọc, kiểm duyệt thông tin để đưa ra nguồn tin chính xác, có tính định hướng (04/11/2021-13:48)
    Đó là một trong những chia sẻ của các đại biểu tại hội thảo “Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông” được tổ chức ngày 3/11 tại Hà Nội.

 Hội thảo “Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông”.

Ngày 3/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông”.

Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ về thực trạng vấn nạn tin giả, có những loại tin giả nào; nguyên nhân xuất hiện tin giả; tin giả có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động báo chí... đưa ra những đề xuất, kiến nghị để xử lý vấn nạn tin giả.

Ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng VUSTA cho biết: Để chống tin giả cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của đội ngũ nhà báo. Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí vì đây là yêu cầu quan trọng trong việc sàng lọc thông tin, thẩm định và phản bác lại tin giả trên truyền thông xã hội.

Ngoài ra, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý cũng cần phải nâng cao vai trò định hướng thông tin, nhận diện tin giả và có những biện pháp ứng phó, “thanh tẩy” tin giả.

Còn theo nhà báo Lê Hồng, Ban Truyền thông và Phổ biến Kiến thức (VUSTA): báo chí hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tiếp cận, tìm kiếm thông tin, lan truyền bài viết, tăng lượng độc giả nếu đó là những thông tin chính xác. Nhưng cùng với đó, báo chí cần phải thanh lọc, kiểm duyệt thông tin để đưa ra những nguồn tin chính xác, có tính định hướng thay vì chỉ là tin đồn trên mạng xã hội.

Nói về những giải pháp lâu dài, nhà báo Đặng Mạnh Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống cho rằng: hiện nay chế tài xử phạt tin giả, tin sai sự thật chưa đủ sức răn đe. Cơ quan chức năng cần nghiên cứu và có hình thức xử lý mạnh tay hơn nữa đối với tin giả, không đúng sự thật. Báo chí cũng cần phải nâng cao nghiệp vụ trong việc kiểm chứng từ nhiều nguồn khác nhau, không chạy theo và dựa dẫm vào thông tin mạng xã hội; Ràng buộc trách nhiệm, đạo đức của người làm báo gắn với trách nhiệm thu thập thông tin; Độc giả cần phải tỉnh táo chọn lọc thông tin, tiếp nhận thông tin từ các cơ quan báo chí chính thống thay vì mạng xã hội không được kiểm chứng...

Theo Vũ Phong/Báo NB&CL

 

Các tin khác:
  • Nhà báo Anh Thơ, Ban Bạn đọc - Báo Nhân Dân: Nếu không kiên trì và kiểm chứng được thông tin thì tôi đã… bỏ cuộc (04/11/2021-13:35)
  • Đưa vào vận hành phiên bản Tạp chí điện tử Nông Thôn Mới (03/11/2021-18:19)
  • “Vinh quang trên tuyến đầu”: Lan tỏa tinh thần chống dịch từ người chiến sỹ làm báo (01/11/2021-17:20)
  • Nhà báo Việt Hoà - Báo Giao thông: Người làm báo phải biết phân tích, tổng hợp, tìm ra vấn đề trong cả “núi” hồ sơ, tư liệu (29/10/2021-9:20)
  • Xử phạt vi phạm hành chính Tạp chí Tri thức xanh gần 100 triệu đồng, tạm đình bản in 4 tháng (29/10/2021-9:16)
  • Nhà báo Hoàng Văn Chiên - Báo Nông thôn ngày nay: Tìm ra bản chất vấn đề, kiến nghị chính sách sao cho rừng không tiếp tục bị tàn phá (29/10/2021-9:09)
  • Hành trình lật tẩy mánh khóe giao dịch tài chính không phép (28/10/2021-14:45)
  • Lạm phát cuối năm - nỗi âu lo không thừa! (28/10/2021-14:40)
  • Các cơ quan thông tấn, báo chí là lực lượng tiên phong đi đầu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái (28/10/2021-14:35)
  • Báo chí vẫn giữ vai trò của mình trước mạng xã hội bằng truyền tải thông tin có kiểm chứng (28/10/2021-14:32)