Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Nhà báo Thái Bá Dũng: Khơi dậy và lan tỏa những mô hình tốt, cách làm hay trong ngành giáo dục (16/11/2021-15:34)
    Loạt bài "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học" của nhà báo Thái Bá Dũng - Báo Tuổi trẻ TP.HCM vừa đoạt giải Nhì - Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” 2021. Theo anh, Giải không chỉ là sân chơi cho người làm báo còn là dịp tôn vinh thầy cô giáo, làm nghề cao quý.

 Nhà báo Thái Bá Dũng - Báo Tuổi trẻ TP.HCM tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc lần thứ IV “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021. Ảnh: NVCC

Trong bối cảnh ngành giáo dục đổi mới mạnh mẽ, tuyến bài "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học" đã nêu bật sự bứt phá của địa phương trong việc tìm hướng đưa chất lượng giáo dục vươn lên. Tuyến bài gồm 3 tác phẩm nối tiếp, bao gồm: Khi giáo viên được chọn nơi làm việc; Để không trượt dài trong sự giả dối; Mời sinh viên xuất sắc về dạy học.

 

Nội dung các bài viết xoay quanh việc xây dựng và triển khai đề án trọng dụng nhân tài mà giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam ông Hà Thanh Quốc đã xây dựng, đề án nhằm thu hút và lôi kéo học sinh, sinh viên giỏi theo ngành sư phạm, tổ chức kỳ thi tuyển giáo viên hướng đến sự minh bạch, với tính cấp thiết đề án đã được UBND tỉnh Quảng Nam đồng ý cho thực hiện.

Không chỉ mời gọi và tổ chức xe đưa đón về nhận công tác, nhiều sinh viên sư phạm tốt nghiệp xuất sắc tại các trường đại học còn được tỉnh Quảng Nam bố trí chỗ ăn ở, đặt hàng để bố trí vào các vị trí quan trọng khi về tỉnh này dạy học.

Trong loạt bài, nhà báo Thái Bá Dũng cũng đưa ra những chia sẻ tâm huyết của lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam. Nhấn mạnh đến vai trò của người thầy trong giáo dục, đó là điều kiện tiên quyết và quyết định đến chất lượng của ngành giáo dục. Thầy có giỏi, đạo đức có tốt thì học trò mới giỏi, mới ngoan, môi trường học đường mới đúng giá trị.

Các thầy cô trẻ về nhận công tác tại các trường học không những không mất tiền ("chạy" việc) mà còn được bố trí về trường trung tâm, trường chuyên, được đãi ngộ xứng đáng, được bố trí chỗ ăn ở. Và cái được lớn hơn là ngành giáo dục tỉnh đưa được những người giỏi về làm việc.

Thực tế cho thấy, việc săn đón sinh viên từ khi còn đang học ở các trường sư phạm trên cả nước được tỉnh Quảng Nam duy trì từ nhiều năm nay. Hằng năm, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đều gửi công văn về các trường đại học sư phạm cả nước đề nghị cung cấp danh sách sinh viên có thành tích học tập xuất sắc. Sở lưu thông tin và "đón lõng" ngày các sinh viên diện này tốt nghiệp. Sở trực tiếp tới các trường trên cả nước để tổ chức gặp gỡ, tìm kiếm người giỏi và động viên sinh viên sư phạm quyết tâm theo nghề.

Chia sẻ về tuyến bài "Trải thảm đỏ săn người giỏi về dạy học", nhà báo Thái Bá Dũng cho biết: "Bài viết nhấn mạnh yếu tố con người. Liên tiếp trong 5 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức rất thành công các mô hình khuyến khích, mời gọi và tuyển dụng người tài về dạy học. Chính sách nhất quán được đưa ra là: tuyển dụng minh bạch, đối đãi tử tế".

Theo nhà báo Thái Bá Dũng, những người giỏi sẽ được săn đón ngay từ ngày còn học THPT. Họ được theo dõi, giúp đỡ trong những năm học đại học nếu chọn theo ngành sư phạm. Sau khi ra trường, sinh viên loại giỏi sẽ được người của sở trực tiếp mời nộp hồ sơ. Người đủ điều kiện sẽ được tuyển thẳng. Những sinh viên mọi miền Tổ quốc sẽ được tự do cạnh tranh thi tuyển viên chức giáo dục vào Quảng Nam, được thi và thể hiện năng lực. Người giỏi nhất sẽ được tự chọn trường để làm việc.

nha bao thai ba dung khoi day va lan toa nhung mo hinh tot cach lam hay trong nganh giao duc hinh 2

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc đoạt giải Nhì tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc lần thứ IV “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021. Ảnh: Sơn Hải

Không đi sâu vào lý thuyết, loạt bài cũng phân tích rõ việc minh bạch trong lựa chọn học sinh, sinh viên giỏi, minh bạch thông tin về tuyển dụng. Thông thường qua các năm lượng hồ sơ dự tuyển về ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đạt rất cao, các kỳ thi diễn ra trôi chảy, người bị loại lẫn người trúng tuyển đều mãn nguyện. Nhờ sự minh bạch, nhân văn và chính sách trọng dụng nhân tài nên nhiều em này đã chọn theo học ngành sư phạm để làm thầy cô giáo của tỉnh.

Ngay sau khi đăng tải, loạt bài đã thu hút được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực quản lý giáo dục, thầy cô giáo và cả các em học sinh. Loạt bài là ví dụ thực tế về chính sách trọng dụng nhân tài giờ không chỉ nằm trên giấy, không chỉ dừng lại ở các văn bản chính sách pháp luật chung chung mà đã thành hiện thực, bằng những con người cụ thể.

Nhà báo Thái Bá Dũng chia sẻ:"Làm được điều này có sự quyết tâm rất lớn của lãnh đạo tỉnh, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam như phương châm tỉnh này đặt ra: “Muốn có trò giỏi, hãy đầu tư trước tiên để có ông thầy giỏi. Một người thợ giỏi sẽ làm được một sản phẩm giỏi nhưng người thầy giỏi sẽ tạo ra ngàn trò giỏi'”.

Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" luôn thu hút hàng trăm nhà báo tham gia. Nhiều nhà báo coi đây đây là một sân chơi thú vị, minh bạch cho mọi nhà báo, phóng viên, giúp người viết có thêm động lực làm nghề, giống như các cầu thủ trên sân cỏ có thể cạnh tranh công bằng.

Chia sẻ về Giải này, nhà báo Thái Bá Dũng cho biết: Giải được tổ chức thường niên, việc chấm giải rất khách quan, trung thực, giải còn mang tính chất tôn vinh các thầy cô giáo, nghề mà trong xã hội ai cũng yêu quý. Dù thế nào nghề giáo viên cũng sẽ là trụ cột, mãi mãi được tôn trọng, là đây cũng là dịp để tri ân thầy cô, những người đã mang tri thức đế cho mọi người.

“Giải tạo ra sân chơi bổ ích lý thú, là cơ hội để gặp gỡ đồng nghiệp, biết thêm những tác phẩm báo chí xuất sắc về giáo dục. Bên cạnh đó, tác phẩm của mình trước đây đã ra mắt bạn đọc bằng những số báo hàng ngày, nhưng khi tác phẩm của mình tham gia giải, được ghi nhận, được xướng tên cũng là cơ hội để nhiều người biết về tác phẩm của mình”- nhà báo Thái Bá Dũng tâm sự.

Theo Vũ Phong/Baos NB&CL

 

Các tin khác:
  • Vấn đề vi phạm quyền nhân thân trong hoạt động báo chí hiện nay (12/11/2021-16:06)
  • Nhìn từ Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020: Chất lượng hoạt động nghiệp vụ ở Hội địa phương đã được nâng cao! (11/11/2021-15:15)
  • Cần quy định sử dụng hình ảnh cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội (11/11/2021-11:38)
  • Nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến: Người định vị giá trị Việt tại Áo (10/11/2021-14:57)
  • Nhà báo cần có phương pháp, kỹ năng, công cụ để kiểm tra, xác minh thông tin trước khi cung cấp cho công chúng (10/11/2021-1:47)
  • Trao giải cuộc thi “Khi nhựa lên tiếng”: Nâng cao nhận thức về giảm thiểu rác thải nhựa (08/11/2021-9:34)
  • "Cuộc hẹn cuối tuần" tạm thời ngừng phát sóng và sẽ trở lại trong năm 2022 (08/11/2021-9:31)
  • Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chủ trì, phối hợp tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (07/11/2021-9:35)
  • Vấn đề đạo đức của người làm báo là vấn đề cốt tử, sống còn đối với nghề nghiệp báo chí và truyền thông (07/11/2021-9:29)
  • Báo chí cần phải thanh lọc, kiểm duyệt thông tin để đưa ra nguồn tin chính xác, có tính định hướng (04/11/2021-13:48)