Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Nền kinh tế đang phục hồi tích cực nhưng vẫn cần “liều thuốc bổ (05/04/2022-13:18)
    Trao đổi với Công Luận về tốc độ phục hồi của nền kinh tế, PGS.TS.Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính, Bộ Tài chính) cho rằng, 3 tháng đầu nay, xu hướng phục hồi vẫn được tiếp nối nhưng để kinh tế phục hồi mạnh hơn, vẫn cần phải có thêm "liều thuốc bổ".

 Nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhất định trong quý 1 năm nay. Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo ông Cường, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, hoạt động sản xuất kinh doanh dự báo có nhiều khởi sắc. Và với sự phục hồi tích cực của nền kinh tế trong quý I, cùng với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được triển khai tích cực sẽ tạo đà đẩy nhanh tăng trưởng Quý II và cả năm 2022.

"Các bộ, cơ quan và địa phương đã khẩn trương, tích cực triển khai công việc được giao", chuyên gia kinh tế Vũ Sĩ Cường nói. Tuy nhiên, theo ông, vẫn còn một số chính sách trong Chương trình phục hồi chưa được triển khai vì hướng dẫn của các bộ, ngành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

"Như vậy, “liều thuốc bổ” cơ bản chưa được bốc để bồi bổ cho nền kinh tế dù ngay sau khi ban hành Chương trình, Thủ tướng Chính phủ đã có 02 công điện đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương", PGS.TS.Vũ Sỹ Cường nhận định.

Theo ông, một số chính sách mà doanh nghiệp và người dân đang mong sớm được thực hiện như gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022, thì dự thảo Nghị định về chính sách này đang được lấy ý kiến các bộ ngành.

Dự thảo Nghị định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 cũng đang chờ được thẩm định.

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện, trình tự, thủ tục, mức lãi suất cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập cũng đang được gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan…

Ông Cường cũng nói rằng, nhiều chương trình, chính sách khác vẫn đang trong tình trạng mới báo cáo như: Một số văn bản pháp luật để triển khai nhiều chính sách thuộc Chương trình mới được báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo một số nội dung cụ thể như: dự thảo Nghị định về hỗ trợ lãi suất cho vay thông qua các ngân hàng thương mại; dự thảo Quyết định phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu và giao bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2022 cho Ngân hàng Chính sách xã hội; dự thảo hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc Chương trình và Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025…

Để Chương trình phục hồi đạt hiệu quả cao, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, PGS.TS.Vũ Sỹ Cường và các chuyên gia cũng như nhiều doanh nghiệp bày tỏ, đó là các bộ, cơ quan và địa phương cần tập trung hoàn thành dứt điểm các nhiệm vụ được giao, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của bộ, cơ quan và địa phương trong năm 2022.

“Tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản để thực hiện Chương trình chưa như mong đợi, và nếu chậm có thể tác động đến hiệu quả thực hiện Chương trình", PGS.TS.Vũ Sỹ Cường nói.

Vì vậy, các bộ, cơ quan, địa phương cần triển khai thực hiện nhanh, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 11/NQ-CP. Phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Chính phủ nên có những yêu cầu cụ thể với các địa phương và các bộ ngành, không cụ thể hóa thì các nơi cũng sẽ thiếu mạnh mẽ chuyển biến.

PGS.TS.Vũ Sỹ Cường cũng nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác và sự điều hành đồng bộ, linh hoạt, khác để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển KTXH.

Đồng thời, theo chuyên gia kinh tế này, Chính phủ và các bộ nên tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính đồng thời chủ động để bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, chủ động để có giải pháp kịp thời điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về điện, xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu.

Theo Hà Anh/Baos NB&CL

https://congluan.vn/nen-kinh-te-dang-phuc-hoi-tich-cuc-nhung-van-can-lieu-thuoc-bo-post188601.html

 

 

 

Các tin khác:
  • Giá xăng ngày mai (1/4) có thể giảm mạnh, hơn 1.000 đồng/lít (31/03/2022-11:43)
  • Chính sách hỗ trợ: “Trợ lực” để doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững (30/03/2022-9:16)
  • Cần đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân (30/03/2022-9:04)
  • Chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập sau năm 2025 (29/03/2022-10:24)
  • Khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” (29/03/2022-10:19)
  • Nhà báo Trần Bảo Trung được bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Báo Đại Đoàn kết (29/03/2022-10:12)
  • Người lao động được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà (29/03/2022-10:06)
  • Hội Nhà báo Thanh Hóa - Hội đồng tuyển dụng viên chức (28/03/2022-16:20)
  • Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào đầu tháng 4/2022 (28/03/2022-9:04)
  • Triển khai Đề án đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính nhà nước (28/03/2022-8:52)