Thứ hai, ngày 25/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Thời điểm quan trọng (09/04/2023-19:05)
    Tháng tư chỉ còn cách kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 rất ít thời gian. Thời điểm này nhiều học sinh cũng đang chuẩn bị tham gia kỳ thi đánh giá năng lực làm cơ sở tuyển sinh đại học năm 2023. Nhiều phụ huynh cho rằng, không gì tốt hơn bằng việc nhồi kiến thức cho con em mình trước kỳ “vượt vũ môn”.

 Ảnh minh họa.

Với nhiều gia đình, việc bổ sung kiến thức cho các em diễn ra một cách cơ học, bằng việc ép học thêm rất nhiều. Việc học thêm cuối cấp được nhiều người ví như là “nhồi gà” trước khi bán. Một sự so sánh dễ hiểu, cũng phản ánh sự bất thường.

Việc học và thi đều nằm trong khung chương trình giáo dục phổ thông. Bất cứ học sinh nào nhập cuộc nghiêm túc, đảm bảo phần lý thuyết đều có thể làm được các dạng bài tập trong chương trình. Tuy nhiên nhiều học sinh đã không tham gia học tập đúng phương pháp, cũng như không có niềm tin vào khung chương trình giáo dục phổ thông, dẫn đến đổ xô đi học thêm.

Việc dạy thêm tràn lan cũng cho thấy sự bất ổn trong chương trình học chính khóa.

Những tiết học chính khóa theo nghiên cứu của cơ quan quản lý giáo dục đã đảm bảo chương trình khung giáo dục, tuy nhiên ở nhiều nơi chương trình khung này đã bị giáo viên cắt giảm, buộc học sinh phải học thêm. Gần đây rộ lên có giáo viên thu nhập từ dạy thêm lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Có giáo viên ở Hà Nội thu nhập tới 120 triệu đồng/tháng như báo chí thông tin.

Ở nhiều nước cũng có việc dạy thêm, nhưng giáo viên dạy thêm không được tham gia dạy học trong khối công. Ở Việt Nam cũng từng ban hành quy định chỉ dạy thêm cho học sinh yếu theo hình thức dạy kèm, và khi dạy thêm cho học sinh có nhu cầu giáo viên phải đăng ký với cơ quan quản lý, chịu sự giám sát của chính quyền địa phương. Tuy nhiên thực tế lại khác xa quy định, không ít giáo viên vừa dạy ở trường, vừa dạy ở nhà. Kiến thức dạy ở trường đơn giản, học sinh muốn học nâng cao thì phải đến nhà giáo viên. Có người nói đùa rằng giáo viên giống một người vừa đá bóng vừa thổi còi. Nhiều người cũng đùa rằng, muốn gặp nhau thì hãy ra đường sau 21 giờ. Đó là thời điểm học sinh tan ca tối, người quen gặp nhau trên đường khi họ cùng đi đón con.

Thay cho việc nhồi nhét kiến thức, hãy để học sinh được tự do tiếp nhận. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, thời điểm trước khi thi quan trọng nhất vẫn là liệu pháp sức khỏe, tâm lý, chứ không phải là kiến thức, bởi kiến thức đã được tích lũy trong thời gian dài. Câu trả lời cũng đã có trong thực tế khi có học sinh vì áp lực thi cử dẫn đến trầm cảm, có em chọn sự kết liễu cuộc đời. Nhồi nhét học sinh học thêm cũng giống như việc “nhồi gà”, nhét được vào mồm nhưng ngay sau đó gà lại trớ ra. Đây là thời điểm rất quan trọng đối với học sinh, cần đảm bảo tâm lý tốt nhất để các em bước vào kỳ thi của mình mới là điều quan trọng nhất.

Theo Thái Minh/Báo Thah Hóa Điện tử

https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/thoi-diem-quan-trong/183182.htm

 

Các tin khác:
  • Thanh Hóa chuẩn bị đón không khí lạnh (05/04/2023-17:16)
  • Không có “vùng cấm”, “ngoại lệ” trong xử lý vi phạm nồng độ cồn (03/04/2023-12:10)
  • Phát huy sức trẻ - tiên phong chuyển đổi số (31/03/2023-19:10)
  • Từ 1/7/2023, thu nhập của cán bộ, công chức loại cao nhất có mức lương 14,4 triệu đồng/tháng (31/03/2023-19:05)
  • Hệ lụy khôn lường từ việc tin vào thầy bói online (29/03/2023-8:16)
  • Để thể thao thực sự thay đổi cuộc sống (27/03/2023-11:30)
  • Tháng Thanh niên: Rạng ngời hình ảnh thanh niên Việt Nam (26/03/2023-12:17)
  • Sẽ xử lý người tung tin sai sự thật về việc trẻ em bị bắt cóc tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) (26/03/2023-11:53)
  • Nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo các yêu cầu từ cuộc gọi lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại” (18/03/2023-6:34)
  • Nghiêm trị những hội, nhóm tiêu cực trên không gian mạng (09/03/2023-8:20)