Ảnh minh họa.
Ngày 24-4, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn số 5630/UBND-CN về việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chủ động ứng phó với mùa mưa bão năm 2023 trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải trên địa bàn tỉnh.
Tại công văn nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan đơn vị căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức kiện toàn Ban Chỉ huy và phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, bộ phận để triển khai thực hiện, phối hợp thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình, đặc điểm thực tế của đơn vị; đồng thời rà soát, bổ sung hoàn thiện kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, trong đó có nội dung đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chủ động ứng phó với mùa mưa bão năm 2023 trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, Hàng hải trên địa bàn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện - vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) để đảm bảo tốt công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo giao thông và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông thông suốt.
Về lĩnh vực đường bộ
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở GTVT, Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác kiểm tra các công trình thoát nước là cầu, ngầm tràn, rãnh dọc, cống trước mùa mưa lũ. Tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành khai thác đối với các công trình hư hỏng xuống cấp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng để khắc phục các hư hỏng hoặc dừng khai thác đối với các công trình không đảm bảo an toàn; bổ sung các biển chỉ dẫn, biển báo đối với các công trình cầu, tràn, các đoạn tuyến đường có nguy cơ sạt lở đất đá.
Kiểm tra xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn giao thông, công tác đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trênđường đang khai thác; chấn chỉnh các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, yêu cầu thựchiện đầy đủ biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn, đèn tín hiệu ban đêm, chỉ dẫn giao thông...
Chuẩn bị vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị dự phòng và bố trí lựclượng thường trực để thực hiện công tác đảm bảo giao thông, khắc phục kịp thờicác hư hỏng công trình đường bộ, di dời dân đến vị trí an toàn, nhất là tại cáckhu vực địa hình khó khăn, các vị trí có nguy cơ sạt lở khu vực miền núi, để xửlý kịp thời, đảm bảo giao thông nhanh nhất.
Xây dựng phương án phân luồng giao thông khi có tình huống lũ, ngậplụt để điều tiết giao thông kịp thời.
Về lĩnh vực đường thủy nội địa
Yêu cầu Sở GTVT, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa xây dựng kế hoạch bảo quản, dời chuyển, quản lý phao tiêu, báo hiệu; kiểm tra, phát hiện chướng ngại vật, khu vực chuyển luồng để có báo hiệu hướng dẫn kịp thời; bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị tàu, ca nô, phao đáp ứng đưa vào sử dụng được ngay khi cần. Rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bố trí kinh phí để cải tạo, nạo vét, thay thế, bổ sung báo hiệu trên các tuyến đường thủy nội địa.
Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn giao thông tại các bến khách ngang sông, bến tàu khách du lịch, các vị trí thi công công trình vượt sông, công trình bến cảng trên sông; trong đó phải kiểm tra hiệu lực đăng kiểm của phương tiện, chứng chỉ của người điều khiển phương tiện, việc trang bị phao cứu sinh; kiên quyết đình chỉ các phương tiện không đảm bảo an toàn và thiếu trang thiết bị cứu sinh theo quy định.
Về lĩnh vực đường sắt
Đề nghị Công ty CP đường sắt Thanh Hóa phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có tuyến đường sắt đi qua và các đơn vị liên quan rà soát thực hiện các biện pháp cảnh giới, cảnh báo cho các phương tiện đường bộ, tàu hỏa đảm bảo theo quy định tại các nút giao cắt đường sắt và đường bộ ngay cả khi gặp thời tiết không thuận lợi.
Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở; giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Về lĩnh vực hàng hải
Đề nghị Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án ứng phó thiên tai trong lĩnh vực hàng hải và triển khai đến các cơ quan, đơn vị trong khu vực cảng biển; chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng hải trong khu vực xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
Tổ chức kiểm tra các công trình hàng hải (cơ sở dịch vụ, kho bãi, nhà xưởng, đê chắn sóng, phao tiêu báo hiệu trên các tuyến luồng hàng hải...) bảo đảm hoạt động an toàn; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước Cảng biển Thanh Hóa.
Tổ chức thực hiện phương án huy động tàu thuyền trong khu vực tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra, căn cứ tình huống diễn biến cụ thể của thiên tai để kịp thời điều động tàu thuyền đến khu neo đậu tránh trú bão kịp thời, đảm bảo an toàn.
Về công tác vận tải
Sở GTVT phối hợp với Bộ CHQS tỉnh trong công tác điều động phương tiện theo Hiệp đồng phương tiện đã ký với Bộ CHQS tỉnh khi có tình huống xảy ra; chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và lực lượng chức năng chỉ đạo các đơn vị vận tải hành khách, các đơn vị quản lý và khai thác bến xe khách thực hiện đảm bảo các quy định về vận tải, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị công khai và thường trực số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin về an toàn giao thông, sự cố cầu đường, ùn tắc giao thông.
Theo TS/Báo Thanh Hóa Điện tử
https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-va-chu-dong-ung-pho-voi-mua-mua-bao-nam-2023/184468.htm