Chủ nhật, ngày 24/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Cảnh giác với thủ đoạn mới từ Hội thánh của Đức chúa trời trên mạng xã hội (05/06/2023-12:23)
    Mới đây, trên nền tảng zalo không ít người dân đã nhận được chia sẻ và lời mời kích vào link http://youto.be/B3UbbSiME48 với nội dung “Giới thiệu Hội thánh của Đức chúa trời hiệp hội truyền giáo tin lành" của trang zalo Celina Quỳnh Hoa. Nội dung giới thiệu gây kích thích và tò mò đối với người dùng. Cụ thể như: “Bạn đã nghe về Hội thánh của Đức chúa trời chưa? Có thể bạn đã nghe qua một lần rồi hoặc đã nghe nhiều lần nhưng thông tin một chiều nên không biết chính xác về hội thánh. Hãy dành 5 phút để loại bỏ hoàn toàn định kiến tư duy về Hội thánh của Đức chúa trời bạn sẽ hiểu biết rõ ràng và trọn vẹn khác biệt với hơn 10.000 hội thánh trên thế

 Người dân cần đề cao cảnh giác trước sự câu dẫn của Hội thánh của Đức chúa trời trên nền tảng mạng xã hội.

Theo phản ánh của nhiều người dùng mạng xã hội, nhất là zalo, hoạt động của hội này gần đây đang bắt đầu rầm rộ. Nhiều người dùng mạng xã hội sau khi được chia sẻ, đều khá cảnh giác. Tuy vậy, cũng có một số người do nhận thức chưa đầy đủ và thiếu bản lĩnh đã tin vào những lời dụ dỗ sáo rỗng về tinh thần lạc quan, đánh thức tiềm năng bản thân, giá trị sống, năng lượng cộng hưởng từ trời đất, vũ trụ khác của tà đạo này một cách mù quáng, thậm chí còn dụ dỗ, câu dẫn người thân, bạn bè truy cập, tham gia vào hội. Cách thức tiếp cận của các đối tượng rất tinh vi, không dùng hình ảnh tâm linh phản cảm, cúng bái cực đoan, mà dùng những thuật ngữ khoa học, triết lý nhân sinh, những câu chuyện hay, có logic để dụ dỗ, mê hoặc... Với các thủ đoạn, hoạt động vừa lén lút vừa công khai bằng các hình thức khác nhau, Hội thánh của Đức chúa trời đã gây nhiều tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng, không gian mạng nói chung.

Cảnh giác với thủ đoạn mới từ Hội thánh của Đức chúa trời trên mạng xã hộiMột nạn nhân của tà đạo này đến trình báo với cơ quan công an. Ảnh: Đình Hợp

Hội thánh của Đức chúa trời có tên chính thức và đầy đủ là “Hội thánh của Đức chúa trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới” (“World mission society Church of God - WMSCOG). Tổ chức hội thánh này còn có những tên gọi khác: “Đức Chúa Trời Mẹ”, “Hội thánh Đức chúa trời làm chứng cho Chúa Giêsu”, “Hội thánh Đức chúa trời Mẹ”, do Ahn Sahng Hong (thường gọi là Anh Xang Hồng) sáng lập năm 1964, tại Hàn Quốc. Giáo lý cơ bản lấy từ kinh thánh (66 quyển) của Tin lành giáo. Tuy nhiên, chính tổ chức này bị những người Tin lành giáo tẩy chay, không công nhận, thậm chí còn coi là “tà đạo”, vì những thay đổi giải thích giáo lý và thực hành của nó. Nhất là việc tin có “Đức Chúa Trời Mẹ”, hay tin “Đức Chúa Trời Ba Ngôi” hiện thân vào ông Anh Xang Hồng và “Đức Chúa Trời Mẹ” hiện thân vào bà Jang Gin Ja (vợ ông này). Trong sinh hoạt tôn giáo, điểm dễ nhận biết là tín đồ không sử dụng thánh giá, tượng chúa, nữ thì trùm khăn ren trắng.

Tại nước ta, Hội thánh của Đức chúa trời du nhập vào khoảng năm 2001 thông qua nhập cảnh của người Hàn Quốc tới Việt Nam và một số người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc về nước. Đến khoảng năm 2005-2006, hình thành điểm, nhóm đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh. Họ hoạt động ôn hòa trong số người Hàn Quốc và một số ít người lao động Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số người cầm đầu đã chủ trương phát triển một cách cực đoan, bất chấp quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, bộc lộ những tác hại tiêu cực, trái với truyền thống, đạo đức của người Việt, như cưỡng ép, xúi giục người theo từ bỏ phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ, dùng mê tín, thần quyền o ép tín đồ...

Việt Nam luôn coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người dân; nỗ lực bảo đảm các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Các cá nhân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo; không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo hộ bằng pháp luật. Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng quy định không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Tuy vậy, việc các tà đạo du nhập và hoạt động “chui”, biến tướng trên không gian mạng và ngoài đời sống, là vi phạm cả về pháp lý và đạo lý, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, xúc phạm truyền thống văn hóa, đạo đức, xúc phạm đến các tôn giáo chân chính, là tác nhân gây bất ổn an ninh trật tự. Việc bị lôi kéo và tham gia sinh hoạt tà đạo dù bất cứ hình thức nào cũng để lại nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để tự bảo vệ mình và người thân, mọi người dân phải luôn đề cao cảnh giác trước các thủ đoạn lôi kéo của các tà đạo, đặc biệt là trên không gian mạng hiện nay.

Theo Bài và ảnh: Lê Phượng/Báo Thanh Hóa Điện tử

ttps://baothanhhoa.vn/phap-luat/canh-giac-voi-thu-doan-moi-tu-hoi-thanh-cua-duc-chua-troi-nbsp-tren-mang-xa-hoi/187337.htm

 
 

 

Các tin khác:
  • Để trẻ em có kỳ nghỉ hè ý nghĩa (01/06/2023-11:10)
  • Những thiết bị “sát thủ” âm thầm ngốn điện trong nhà mà bạn không ngờ tới (31/05/2023-10:32)
  • Đồng loạt thí điểm tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đi máy bay (30/05/2023-9:58)
  • Giấc mơ chỉ đến khi ta ngủ! (29/05/2023-12:44)
  • Nghỉ hè, đến hẹn lại lo (27/05/2023-19:25)
  • Tăng cường công tác tiết kiệm điện trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung (27/05/2023-19:14)
  • Tỷ lệ thí sinh tham dự thi các môn chuyên vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Lam Sơn đạt 99,49% (27/05/2023-19:11)
  • Điều đáng mừng qua một thông tin (24/05/2023-18:19)
  • Bảng lương giáo viên áp dụng từ 1/7/2023 (23/05/2023-15:32)
  • Trào lưu sử dụng thuốc lá điện tử của giới trẻ: Con đường nguy hại dẫn đến ma túy tổng hợp (23/05/2023-14:06)