Thứ sáu, ngày 22/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Đã thật sự vì con trẻ? (27/05/2024-9:43)
    Tuần này, các trường học sẽ tổng kết năm học 2023-2024. Nhiều người dự báo mạng xã hội sẽ lại rực màu giấy khen, phần thưởng.

Bố mẹ tự hào vì con cái là điều dễ hiểu. Chỉ là cái cách mà họ tự hào sao cho phù hợp mà thôi. Và trớ trêu thay, trong khi có rất nhiều người tự hào vì con, khoe con, thì cũng có những phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến tương lai con trẻ.

Cuối tuần trước, mạng xã hội xôn xao việc một phụ huynh không đóng quỹ chi hội phụ huynh vì đó không phải là quy định bắt buộc, khiến con chị phải ngậm ngùi nhìn các bạn ăn liên hoan. Một phần quỹ hội không đến mức quá lớn, nhưng sẽ là vấn đề lớn khi làm con trẻ bị tổn thương.

Những cách mà nhiều người lớn đang ứng xử nhiều khi rất vô tình. Có những người nghĩ rằng, chỉ là một bữa ăn thôi mà, không ăn cũng có chết đâu. Nhưng đó là bữa ăn rất quan trọng, cách thể hiện sự quan tâm của người lớn đối với con trẻ.

Đứa trẻ sẽ tổn thương khi chúng không được đối xử bình đẳng như các bạn. Nó sẽ xấu hổ khi có tiếng xì xào bàn tán. Và nó còn xấu hổ hơn khi đọc được những comment trên mạng xã hội về việc làm của mẹ mình. Sự đơn giản của người lớn nhiều khi vô tình, nhưng lại xát muối vào lòng con trẻ.

Một cách ứng xử đơn giản khác của người lớn đó là bất cứ thấy con có thành tích gì cũng up lên mạng xã hội. Làm thế vì không thể khác người khác. Và nếu không up lên, sợ rằng sẽ bị chê cười là con mình kém cỏi.

Người lớn bảo vệ suy nghĩ của người lớn và không để ý đến cảm xúc của những chủ nhân danh hiệu ấy như thế nào. Có nhiều đứa trẻ thích thú khi được bố mẹ khoe thành tích lên mạng, nhưng cũng có nhiều đứa trẻ ngại ngùng.

Có bài báo viết rằng một cậu bé rất buồn sau khi mẹ mình up giấy khen học sinh giỏi của cậu lên facebook. Nhiều bạn trong lớp nói rằng giấy khen ở lớp ai chả có mà đi khoe. Bản thân cậu biết rõ điều đó bởi bài kiểm tra cuối kỳ cô giáo đều làm tròn điểm số cho học sinh, để bạn nào cũng đủ điều kiện xếp học lực giỏi cả.

Căn bệnh thành tích của giáo viên và trường học cùng bệnh Flex trên mạng xã hội của phụ huynh mỗi dịp kết thúc năm học đã tạo ra một “cơn bão” thành tích trên cõi mạng. Nó làm cho nhiều người vui, nhưng cũng làm tổn thương nhiều cái đầu non nớt. Thậm chí còn làm cho đứa trẻ bị tiêm nhiễm bệnh háo danh.

Nhưng khi mà nhiều phụ huynh còn cao hứng, luôn cho mình đúng, thì chưa mấy ai để ý đến chuyện con trẻ nghĩ gì cả.

Theo Tuệ Minh/Báo Thanh Hóa Điện tử

https://baothanhhoa.vn/da-that-su-vi-con-tre-215141.htm

 

Các tin khác:
  • Tăng cường quản lý hoạt động bán hàng khuyến mại “trá hình” (25/05/2024-22:01)
  • Ứng xử văn minh trên môi trường mạng (16/05/2024-20:20)
  • Đi tìm lời giải cho bài toán bảo đảm an toàn thực phẩm- Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thói quen ăn uống tùy tiện (16/05/2024-20:09)
  • Cảnh báo mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo (16/05/2024-20:01)
  • Công ty CP Dạ Lan đoạt giải Nhất tại cuộc thi Đầu bếp Vàng năm 2024 (15/05/2024-7:52)
  • Sự ám ảnh ở thời điểm tưởng như an toàn nhất (13/05/2024-8:09)
  • Mạng xã hội là ảo nhưng “sức công phá” là thật (09/05/2024-8:39)
  • Tỉnh táo thoát “bẫy” lừa đảo (04/05/2024-15:30)
  • Cảnh báo thủ đoạn giả danh công an hỗ trợ cài đặt ứng dụng VNeID để chiếm đoạt tài sản (02/05/2024-11:44)
  • Đằng sau bức thư cảm ơn (29/04/2024-11:34)