Thứ ba, ngày 03/12/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Bàn các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho người làm báo và cơ quan báo chí (24/10/2024-11:00)
    Ngày 23/10, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA phối hợp cùng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức hội thảo - tập huấn chủ đề ‘Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông’, với sự đồng hành của World Vision Việt Nam.

Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng chia sẻ với các cán bộ quản lý, phóng viên tại hội thảo - tập huấn ngày 23/10. Ảnh: Đ.K

Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng nhận định, lĩnh vực báo chí truyền thông cũng nằm trong xu hướng chung toàn cầu là phải chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, ‘Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030’, đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Thực tế, hầu hết các cơ quan báo chí đều đã hoạt động trên mạng, thực hiện loại hình báo chí điện tử.

“Nhiều cơ quan báo chí với tài nguyên thông tin quan trọng, đều có thể là mục tiêu tấn công mạng. Đối tượng bị tấn công có thể là hệ thống thông tin, là người dùng cuối trong hệ thống như cán bộ lãnh đạo, quản lý, biên tập viên, phóng viên cơ quan báo chí, truyền thông”, ông Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.

Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Quang Hưng cho hay, cùng với sự phát triển không ngừng của không gian mạng, những mối đe dọa về an toàn thông tin mạng với các cơ quan báo chí, truyền thông đang ngày càng phức tạp.

Thời gian qua, phóng viên báo chí cũng là một trong những đối tượng nhắm tới của các nhóm tấn công mạng có chủ đích, phát tán mã độc để thu thập, đánh cắp hay nghe lén thông tin, bên cạnh các chính trị gia và người nổi tiếng khác.

Ông Trần Quang Hưng nhấn mạnh hai vấn đề trong đảm bảo an toàn thông tin cho cơ quan báo chí; trước hết là cần tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin, bởi khi những hệ thống này bị tấn công sẽ tác động lớn, gây ra hậu quả nghiêm trọng.

“Quan trọng hơn, mỗi nhà báo còn là một đại sứ, người truyền đi thông điệp tới cộng đồng. Vì thế, việc bảo vệ an toàn thông tin cho nhà báo là rất cấp thiết, quan trọng không kém việc chúng ta bảo vệ an toàn thông tin cho hệ thống của cơ quan báo chí”, ông Trần Quang Hưng nêu quan điểm.

 

 

 

 

Các tin khác:
  • Kế hoạch tổ chức Giải thưởng báo chí tuyên truyền về An toàn giao thông năm 2024 (16/10/2024-14:27)
  • Sức ép từ mạng xã hội: Cơ hội để báo chí định vị lại giá trị của mình (11/10/2024-8:20)
  • Báo chí - Doanh nghiệp: Tạo “xung lực mới” trong đồng hành, hợp tác… (06/10/2024-10:13)
  • Các cơ quan báo chí tích cực tuyên truyền, hưởng ứng và tham dự Giải Diên Hồng lần thứ 3 (05/10/2024-9:30)
  • Quy định chi tiết về điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I, II (27/09/2024-16:00)
  • Báo chí hãy tạo ra những câu chuyện tích cực, mang tính xây dựng và giải pháp, tạo thế cân bằng, đa chiều trong tin tức (23/09/2024-8:30)
  • Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cảnh báo người dân về tin giả (14/09/2024-15:02)
  • Phóng viên tác nghiệp trong bão Yagi: Phụng sự bạn đọc mọi lúc, mọi nơi (08/09/2024-15:31)
  • Lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ nhà báo (06/09/2024-15:27)
  • Khuyến cáo người dân trang bị các kỹ năng phòng ngừa những tình huống lừa đảo mới (04/09/2024-15:29)