Thứ ba, ngày 03/12/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Thúc đẩy tháo “điểm nghẽn thể chế” (30/10/2024-16:22)
    Tiếp thu để sửa đổi là điều vô cùng cần thiết, nhất là với những vấn đề có tầm ảnh hưởng rộng, giá trị sử dụng dài hạn như luật.

 

Liên quan đến xây dựng pháp luật lâu nay, vấn đề gây bức xúc nhiều là tính cục bộ trong luật. Cơ quan soạn thảo một số dự án luật vì thiếu trách nhiệm và cả sự hữu ý đã lồng ghép, “cài cắm” vào luật những quy định có lợi cho mình hoặc một nhóm nào đó. Vấn đề này được dư luận gọi là “lợi ích nhóm” trong xây dựng pháp luật.

Việc kiểm soát quyền lực để phòng, chống “lợi ích nhóm” trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật vì thế có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế. Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Theo Tổng Bí thư, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; các quy định chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân...

Từ thực tế này, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp nhằm tạo lập khung khổ pháp lý đồng bộ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Một trong những việc làm có tính cầu thị trong công tác xây dựng pháp luật mới nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Nhà giáo vừa xin sửa đổi một số vấn đề trong dự thảo luật, dù đã trình cơ quan có thẩm quyền. Việc làm của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy tinh thần cầu thị, lắng nghe dư luận sau nhiều ý kiến xung quanh vấn đề về chính sách đối với nhà giáo mà bộ đề nghị có tính “đặc quyền, đặc lợi” như miễn học phí cho con nhà giáo. Trước đó, cơ quan soạn thảo cũng đã rút quy định về việc nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo lần thứ 5 nhằm giảm bớt “giấy phép con” làm cản trở những người trẻ, người thực tài đã tốt nghiệp ngành sư phạm.

Việc có những đề xuất vừa đưa đã phải rút về như trong dự thảo Luật Nhà giáo ít nhiều gây băn khoăn đối với công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Thế nhưng, phải ghi nhận đây là sự dũng cảm, không cố tình bảo vệ cái tôi, cái chưa được dư luận xã hội đồng tình. Tinh thần ấy nếu được các cơ quan có nhiệm vụ xây dựng pháp luật thực hiện nghiêm, sẽ thúc đẩy nhanh hơn việc tháo gỡ “điểm nghẽn thể chế”.

Theo Hạnh Nhiên/Báo Thanh Hoá Điện tử

https://baothanhhoa.vn/thuc-day-thao-diem-nghen-the-che-228997.htm

 

Các tin khác:
  • Chặn đứng lãng phí tài sản công (Bài cuối) (28/10/2024-9:22)
  • Chặn đứng lãng phí tài sản công (Bài 2) (28/10/2024-9:15)
  • Chặn đứng lãng phí tài sản công (Bài 1) (28/10/2024-9:10)
  • Nâng cao trách nhiệm phòng, chống bạo lực trong học sinh (18/10/2024-10:07)
  • Chạm vào giấc mơ (14/10/2024-10:25)
  • Hiện thực ước mơ an cư của người nghèo (06/10/2024-10:19)
  • Sau cơn bão Yagi, dự báo GDP của Việt Nam ra sao? (26/09/2024-13:17)
  • Nghị quyết 143: Kịp thời, nhân văn, thiết thực (26/09/2024-15:01)
  • Vì nhân dân quên mình (23/09/2024-8:39)
  • Cứu trợ 'ba đúng' (19/09/2024-9:24)