Thứ năm, ngày 21/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Sự chăm lo cần thiết (13/11/2024-10:31)
    Nghề dạy học được xếp vào hàng cao quý nhất trong những nghề cao quý. Thế nhưng đứng trước nhiều áp lực cuộc sống, gần đây số nhà giáo xin nghỉ dạy học rất nhiều. Chỉ trong 3 năm (2020-2023) có hơn 40.000 giáo viên mầm non, phổ thông nghỉ việc, bỏ việc. Năm 2024 con số này vẫn rất đáng lo khi tiếp tục có hơn 7.000 người rời trường học.

 

Sự ra đi của người thầy là đáng tiếc, những người tiếp tục gắn bó với nghề thực sự rất đáng quý. Chúng ta cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ để giữ chân nhà giáo, đồng thời phải nhanh chóng có các biện pháp để tăng cường, bổ sung đội ngũ nhà giáo mới có chất lượng, tâm huyết.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mới đây đã nêu quan điểm: Phải nhìn nhận giáo viên trong hệ thống giáo dục công lập là những viên chức đặc biệt. Bên cạnh được hưởng quyền lợi đối với viên chức trong hệ thống pháp luật, thì cần có một số chính sách đặc thù để có cơ hội cho nhà giáo phát triển tốt hơn. Đó là cách để giữ chân nhà giáo, nhất là giáo viên giỏi.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 8, cơ quan soạn thảo đã đưa vào một số nội dung được dư luận xã hội đánh giá là đề cao lợi ích cho ngành như đề xuất miễn học phí cho con giáo viên. Điều này đã được đưa ra khỏi dự thảo luật, tuy nhiên phải nhìn nhận ở phương diện tích cực, đây cũng là cách để giúp các trường sư phạm tuyển dụng được thêm nhiều sinh viên giỏi. Cùng với đó giúp cho giáo viên ở vùng khó khăn tiết kiệm một phần nguồn lực để nâng cao đời sống, góp phần hạn chế giáo viên bỏ nghề.

Bộ Chính trị gần đây đã có ý kiến thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Hiện tại, Luật Nhà giáo đang được Quốc hội thảo luận để ban hành trong thời gian sớm nhất. Với nhiều nội dung có tính đột phá, Luật Nhà giáo là một bước cụ thể tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với nghề dạy học, người giáo viên, hy vọng sẽ là một văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý quan trọng góp phần vào việc chăm lo chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, quản trị đội ngũ nhà giáo theo hướng hệ thống, bài bản, bền vững, từ đó phát triển đội ngũ nhà giáo xứng tầm với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Phải nhìn nhận đó là sự đánh giá công bằng với một nghề đặc thù, nghề cao quý để có sự ủng hộ cần thiết.

Theo Tuệ Minh/Báo Thanh Hoá Điện tử

https://baothanhhoa.vn/su-cham-lo-can-thiet-230183.htm

 

Các tin khác:
  • Nâng cao ý thức, văn hoá giao thông (12/11/2024-9:46)
  • Nhân lên cách làm hay để pháp luật thêm lan tỏa (12/11/2024-9:37)
  • Hướng tới nền hành chính hiện đại (12/11/2024-9:31)
  • Chưa có giải pháp xử lý tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội (12/11/2024-9:28)
  • Thúc đẩy tháo “điểm nghẽn thể chế” (30/10/2024-16:22)
  • Chặn đứng lãng phí tài sản công (Bài cuối) (28/10/2024-9:22)
  • Chặn đứng lãng phí tài sản công (Bài 2) (28/10/2024-9:15)
  • Chặn đứng lãng phí tài sản công (Bài 1) (28/10/2024-9:10)
  • Nâng cao trách nhiệm phòng, chống bạo lực trong học sinh (18/10/2024-10:07)
  • Chạm vào giấc mơ (14/10/2024-10:25)