Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bao chí:
Cần nhìn nhận đúng mức, vào cuộc nghiêm túc (25/04/2017-9:19)
    (NLBTH) - Hội nghị toàn quốc triển khai nghiệm vụ năm 2017 của Hội Nhà báo Việt Nam vừa diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã khá nóng với những ý kiến xoay quanh môi trường tác nghiệp báo chí tại nhiều địa phương.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Lắng nghe ý kiến từ cơ sở, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân - nhà báo Thuận Hữu đã kịch liệt lên án cách làm báo thiếu lương tâm, trách nhiệm của một bộ phận người làm báo trong nước, trong đó có những người làm báo của các cơ quan báo chí bộ, ngành, đoàn thể Trung ương đang đại diện, thường trú tại một số địa phương.

Với 340 văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương ở địa phương, nhiều người làm báo đang tạo ra một môi trường tác nghiệp thiếu lành mạnh, mà trong đó nhiều nội dung, nhiều thông tin phản ánh vội vàng, thiếu kiểm chứng, nhiều khi mới chỉ là nửa vấn đề.

Thậm chí một số tờ báo điện tử đã chủ trương giật gân, câu khách, đăng bài với mục đích lấy tiền cơ sở, xong rút bài, xóa bài gây phẩn nộ trong dư luận. Cách làm như thế mức độ nguy hại chỉ sau mạng xã hội.

Người đứng đầu báo giới Việt Nam cũng yêu cầu các cấp hội nhà báo phải tăng cường trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí để phát hiện, đấu tranh, xử lý mạnh mẽ các sai phạm này.

Đồng chí kiến nghị bên cạnh các quy định của pháp luật về việc đặt văn phòng đại diện của cơ quan báo chí tại địa phương, Sở Thông tin Truyền thông phải đặc biệt chú trọng trọng kiểm tra, thẩm định nhân sự sao cho đúng, đảm bảo về mặt năng lực, tư cách đạo đức.

Hiện nay có tình trạng người làm báo yếu năng lực, thiếu tư cách đạo đức bị sa thải ở cơ quan báo chí địa phương lại dễ dàng được tiếp nhận vào cơ quan báo chí một số bộ, ngành, đoàn thể.

Chúng ta đã có pháp luật về báo chí đủ mạnh và những quy định chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. Vi phạm một trong hai việc này đều bị xem xét kỷ luật một cách nghiêm khắc cùng lúc ở cả hai phương diện. Ở Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đã thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, các Hội đồng ở địa phương sẽ được thành lập tương tự trong quý 2/2017 với nòng cốt là lãnh đạo Hội Nhà báo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông.

Như vậy, chúng ta có đầy đủ chế tài lẫn bộ máy để xử lý vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực báo chí, là cơ sở để đấu tranh mạnh mẽ hơn với sai phạm của người làm báo và cơ quan báo chí. Điều quan trọng là sự nhìn nhận và vào cuộc như thế nào.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Kẻ chiếc vạch trong đầu (21/04/2017-7:15)
  • Làm chắc chắn, không nôn nóng (16/04/2017-6:18)
  • Lối sống nhìn từ đồng tiền lẻ (15/04/2017-18:52)
  • Sẽ chấm dứt tình trạng tùy tiện trong quảng cáo (10/04/2017-16:51)
  • Ngõ nhỏ, phố nhỏ… (08/04/2017-20:08)
  • Sức “đề kháng” văn hóa! (03/04/2017-10:44)
  • Hiểu biết để sống (31/03/2017-8:42)
  • Lối sống và lòng tự trọng (27/03/2017-14:34)
  • Tắt đèn để bật sáng tương lai (26/03/2017-19:40)
  • Cần thay đổi tư duy “ngắt ngọn” (24/03/2017-7:35)