Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Đi tìm lời giải cho một thực tế hiện hữu (05/05/2017-15:50)
    Đến vụ Trưởng đại diện Báo Kinh doanh và Pháp luật Phan Văn Thương cùng Phan Thành Long, nhân viên và Phạm Văn Tân, phóng viên của báo này bị bắt ở Hải Phòng do tống tiền ngày 24/3/2017, mà khi tìm hiểu họ đều không phải là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam thì câu hỏi tôi tự đặt ra bấy lâu nay là có cơ sở.
Các nhà báo tác nghiệp tại Đảo Sinh Tồn Đông, tháng 4/2017. Ảnh: Thành Huy Long

Vì sao số vụ vi phạm đạo đức nhà báo không giảm?

Câu hỏi ấy bắt nguồn từ việc khi xử lý các vụ việc nhà báo bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp hay nhà báo vi phạm đạo đức và pháp luật thì tỷ lệ là hội viên Hội nhà báo không đáng kể. Có điều gì ở chỗ này? Nếu không tìm, chỉ ra nguyên nhân và khắc phục thì uy tín báo chí sẽ còn giảm; những người làm báo chân chính sẽ thiệt thòi, mang tiếng.

Trở lại câu chuyện ở Hải Phòng ngày 24/3/2017, Trưởng đại diện vốn từng là một cán bộ của báo Thanh Tra, đã bị kỷ luật, Hội Nhà báo Việt Nam đã khai trừ ra khỏi Hội bằng quyết định số 265/QĐ - HNB ngày 12/1/2015; hai phóng viên, nhân viên còn lại cũng không phải là hội viên, nghĩa là cũng chưa thể gọi là chuẩn chỉ.

Việc một phóng viên, làm đại diện cho một tờ báo, phát biểu thiếu nhãn quan chính trị, không phù hợp với lòng dân Việt Nam trên mạng xã hội, truy nguyên ra chưa phải là nhà báo. Hầu hết các vụ nhà báo bị hành hung, cản trở tác nghiệp, số nhà báo theo đúng nghĩa không đáng kể. Có nhà báo tuy bút lực xông xáo và khá chắc, nhưng khi gặp chuyện rắc rối rồi, tìm hiểu cũng chẳng phải là hội viên...

Xin đưa ra một vài nhận định của cá nhân, cơ hồ đúng được đến đâu quý đến đó.

Thứ nhất: Báo chí trong nền kinh tế thị trường có mặt trái của nó. bây giờ chúng ta có hơn tám trăm cơ quan báo chí. Theo luật, việc xuất bản là bình thường như đã quy định. Ra báo đã vậy, việc nuôi sống tờ báo, tạp chí luôn là mối lo của các tòa soạn. Do vậy, nguồn thu có khi lại đặt lên hàng đầu. Vì thế, thước đo cho nhân viên giỏi có khi lại là doanh số mời gọi quảng cáo và bán báo... Cho nên, trong mỗi bài báo được in, các bài “đinh” quyết định lượng phát hành, thu hút quảng cáo... Vậy là xuất hiện các tiểu xảo để bắt mắt người xem, người đọc... Sinh ra một lớp nhân viên mang danh nhà báo nhưng năng khiếu lại ở lĩnh vực khác. Đạo đức không được quan tâm, nghiệp vụ không được chú ý mà quan trọng là doanh thu...

Có tình trạng xin vào làm việc ở một cơ quan báo chí không khó bằng những môi trường làm việc khác. Thậm chí còn không vào Hội nhà báo để hoạt động phi đạo đức dễ dàng hơn. nhiều cơ quan báo chí còn khoán doanh thu cho phóng viên, biên tập viên thường trú ở các địa phương hay theo dõi ngành, lĩnh vực. Vậy là từ cái đích đến, dẫn đến việc phóng viên thiếu các điều kiện cần và đủ khá nhiều. lỗ hổng trong công tác cán bộ là đây.

Thứ hai: Không ít lãnh đạo các tòa soạn coi nhẹ khâu tuyển dụng nhân viên làm nhiệm vụ phóng viên, khai thác quảng cáo, vì thế có phóng viên đã từng có tiền án hay ít nhiều đã bị kỷ luật ở tờ báo này được nhận về cơ quan báo chí khác làm việc; Không ít phóng viên chưa được rèn luyện, chưa được công nhận là nhà báo, hội viên cũng được phân công làm việc tại những vị trí dễ làm điều bất chính v.v..

Thứ ba: Vì sao các nhà báo, hội viên ít gặp rắc rối, ít có hiện tượng tiêu cực hơn. Đó chính là: Họ được đào tạo bài bản về kỹ năng tác nghiệp, phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn; anh em được trang bị các kiến thức về đạo đức lối sống và phông văn hóa; tham gia đầy đủ các hoạt động Đảng, đoàn thể, đặc biệt là công tác Hội nhà báo... Khi tác nghiệp với từng ấy phẩm chất, ít khi vướng phải vòng lao lý do tiền bạc và cũng không dễ gì bị kẻ xấu bắt nạt, hành hung.

Dẫn chứng cả mặt thuận và chưa thuận trên đây để đi tới một khẳng định: Khâu con người (kể cả tuyển dụng, quản lý và phân công) của nhiều cơ quan báo chí còn chưa tốt.

Mỗi hội viên Hội Nhà báo được đào tạo bài bản về kỹ năng tác nghiệp, phẩm chất chính
trị và trình độ chuyên môn sẽ ít gây ra những vụ việc như trong thời gian vừa qua

Giải pháp nào phù hợp?

Để giải quyết những thực tế này cần phải có những giải pháp như thế nào cho phù hợp? Trả lời câu hỏi này, nhiều nhà quản lý báo chí đã có những hiến kế, theo đó:

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí (bao gồm cả chính quyền, Đảng và Hội nhà báo). Vai trò ở đây là dân chủ, kỹ lưỡng trong khâu tuyển dụng và phân công công việc. Trong khi hoạt động báo chí có sự phân công rõ người kèm cặp quản lý và hướng dẫn (với người mới vào nghề). Các tòa soạn, chi hội, liên chi hội tăng cường quản lý về kỹ năng hành nghề cho phóng viên. Có kỹ năng tốt sẽ tránh được những vi phạm về tác nghiệp; Quản lý tốt sẽ tránh được sai phạm...

Các tòa soạn cần nhanh chóng tách bạch giữa bộ phận làm nội dung và bộ phận làm kinh tế, giảm thiểu đến mức tối đa vi phạm về kinh tế hoặc lợi dụng nghề nghiệp.

Chọn lọc những cán bộ có phẩm chất và năng lực để phân công làm đại diện và thường trú. Không để người đã có tỳ vết đi cơ sở... bên cạnh đó, duy trì mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, Hội nhà báo sở tại để cùng quản lý, điều hành. Thực hiện đúng các quy định của luật báo chí 2016 về thường trú và Điều lệ Hội nhà báo Việt nam về trách nhiệm sinh hoạt tại cơ sở, với Hội nhà báo của địa phương đối với hội viên ở cơ quan thường trú.

Thực hiện thật nghiêm các điều cấm của Luật báo chí 2016 cũng như 10 Điều Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Thời gian qua, những cá nhân chưa tốt, những tờ báo chưa chuẩn đã làm uy tín báo giới trước nhân dân giảm sút. Thực tế “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” mất phẩm chất, vụ lợi trong hoạt động báo chí là có, chúng ta cũng đã nhìn thấy, nay cần một thái độ cương quyết, có như vậy hoạt động báo chí mới lành mạnh, hiệu quả.

Phan Hữu Minh


 

Các tin khác:
  • Khai mạc vòng chấm Sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI-năm 2016 (03/05/2017-9:19)
  • Cảnh giác trước những chiêu trò “đánh tráo khái niệm” nhằm chia rẽ nội bộ (03/05/2017-9:18)
  • Để công nhân thấy rõ vị trí và sự đóng góp của mình (29/04/2017-17:41)
  • Hội thảo “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” (28/04/2017-19:56)
  • Dọa dẫm trường học ở Hà Tĩnh, PV Báo Kinh doanh & Pháp luật bị “treo bút” 6 tháng (25/04/2017-9:15)
  • Thường Tín - Một nhà báo bị hành hung, cướp tài sản (25/04/2017-9:14)
  • Cổng Thông tin Điện tử Hội Nhà báo Việt Nam chính thức ra mắt (23/04/2017-7:43)
  • Nhà báo Quang Minh được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 (20/04/2017-7:00)
  • Chọn 42 tác phẩm thẩm định trao Giải báo chí Trần Mai Ninh 2016 (19/04/2017-11:00)
  • Nhiều game-show truyền hình có lời thoại phản cảm (19/04/2017-10:57)