Thứ tư, ngày 08/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Làm chủ công nghệ trong tác nghiệp (22/10/2017-10:27)
    Trong xu thế phát triển mạnh mẽ về CNTT, cũng như xu thế đa phương tiện của truyền thông hiện đại, việc đào tạo phóng viên “đa năng” đang là yêu cầu cần thiết ở nhiều cơ quan báo chí hiện nay, trong đó có Đài PT-TH Bắc Giang.
Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 18/10/2017
Ảnh: TL

Trong những câu chuyện kể của nhà báo Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Đài PT-TH Bắc Giang với cánh phóng viên chúng tôi sau những chuyến công tác của ông ở nước ngoài, đó là hình ảnh tác nghiệp độc lập của đội ngũ phóng viên quốc tế.

Ở nước ngoài, một phóng viên có thể đảm nhận được nhiều vai trò khác nhau, vừa làm công tác biên tập, vừa sử dụng thành thạo các thiết bị máy ghi âm cũng như máy quay phim...

Đầu tháng 8/2011, tôi và nhà báo Đinh Công Doanh vinh dự được cơ quan cử đi dự Liên hoan phim Quốc tế tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Cùng đi với chúng tôi có các phóng viên ở 5 Đài truyền hình (Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn và Lâm Đồng). Chuyến công tác dài 11 ngày thực sự để lại rất nhiều kỷ niệm đối với tôi. Một trong những điều tôi rút ra được trong chuyến công tác ấy, đó là sự tác nghiệp nhanh nhạy, kịp thời của các đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

Dù tác nghiệp cách Việt Nam cả nghìn km, thế nhưng các đồng nghiệp vẫn gửi tin tức đều đặn về Việt Nam. Trong khi đó chúng tôi chỉ sản xuất được duy nhất một tác phẩm phóng sự dài. Câu chuyện đã diễn ra gần 6 năm, nhưng mỗi lần nghĩ lại, tôi không khỏi thấm thía cho sự “non nớt” về nghề nghiệp của mình. Giá như khi ấy chúng tôi sử dụng thành thạo phần mềm Adobe Premiere (phần mềm kỹ thuật dựng) cũng như sử dụng thành thạo Internet thì khán giả Bắc Giang sẽ nắm bắt kịp thời những thông tin về sự kiện Liên hoan phim Quốc tế diễn ra ở nước bạn.

http://hoinhabaovietnam.vn/data/data/vananh/2017/10/19/lam-chu-cong-nghe-trong-tac-nghiep-.jpg
Trong xu thế phát triển CNTT một phóng viên có thể đảm nhận được nhiều vai trò vừa làm
công tác biên tập, quay phim và viết bài. Ảnh: TL

Có thể nói, trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền hình, nhất là truyền hình kỹ thuật số, đã và đang là thách thức đối với đội ngũ những người làm báo. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng chương trình, một yêu cầu cần thiết đối với đội ngũ phóng viên của Đài PT-TH Bắc Giang hiện nay, là việc làm chủ các thiết bị truyền hình hiện đại. Việc làm chủ các thiết bị truyền hình sẽ là điều kiện vô cùng quan trọng để các phóng viên chủ động khi đi tác nghiệp. Họ có thể sáng tạo ra tác phẩm truyền hình, có thể viết cho báo in, phát thanh và báo mạng...

Thay vì bộ máy cồng kềnh, với số lượng nhân viên khổng lồ, việc đào tạo đội ngũ người làm báo đa năng đã và đang là lựa chọn của rất nhiều cơ quan báo chí. Để không bị lạc hậu, để không bị coi là “chậm tiến”, bản thân mỗi nhà báo cần trang bị cho mình những kiến thức trong thời kỳ bùng nổ CNTT hiện nay.

“Nhiều phóng viên sau khi hoàn thiện bài viết, tự mình làm khâu hậu kỳ. Và sau khi tác phẩm được hoàn thành, phóng viên có quyền được gửi tác phẩm của mình đến nhiều cơ quan báo chí khác nhau”.

 

Theo Ngô Hùng/Người làm báo

 

Các tin khác:
  • Học cả đời không xuể (20/10/2017-1:24)
  • Giao ban báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (17/10/2017-15:56)
  • Nhiều kỷ lục gia tham dự Lễ ra mắt sách của nhà báo Hà Đình Nguyên (17/10/2017-15:52)
  • Tăng cường trao đổi và hợp tác báo chí các quốc gia (17/10/2017-7:58)
  • Viết bài nêu tiêu cực, một phóng viên bị đe dọa (14/10/2017-22:14)
  • Tạp chí TTV bị phạt 53 triệu đồng vì những vi phạm gì? (14/10/2017-22:12)
  • Hội Nhà báo Việt Nam truy tặng Bằng khen cho Nhà báo Đinh Hữu Dư (14/10/2017-22:09)
  • Không còn phép màu nào cho Dư (13/10/2017-20:33)
  • Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” (13/10/2017-20:28)
  • Nhà báo và “thợ viết” (13/10/2017-7:44)