Thứ năm, ngày 02/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Làm thế nào tránh "con dao 2 lưỡi" của mạng xã hội? (25/10/2017-21:38)
    Hội thảo "Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam" do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Bộ Thông tin Truyền thông, Học viện An ninh nhân dân, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 24/10, tại Hà Nội.
Hội thảo nằm trong chương trình nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước KX.01.10/16-20.
Ảnh: HH

Tham dự hội thảo có PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; PGS, TS Phạm Huy Kỳ, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm đề tài KX.01.10/16-20; PGS, TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm Báo; GS,TS Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An; Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Giáo dục an ninh, Học viện An ninh; Ông Nguyễn Đức Đông, Tổng biên tập Báo An ninh tiền tệ và Truyền thông; TS Nguyễn Tuấn Phong, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; đại diện lãnh đạo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Viện nghiên cứu CIDT Học viện Bưu chính viễn thông; lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Quản lý Khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh...

Điều hành Hội thảo gồm: PGS,TS Phạm Huy Kỳ, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Trưởng Khoa phụ trách Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

"Mạng xã hội đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ trong thời gian qua, bên cạnh những mặt tích cực cũng bộc lộ những hệ lụy khó lường. Làm gì và làm như thế nào để tận dụng được thế mạnh, hạn chế mặt trái, tính chất "con dao hai lưỡi" của mạng xã hội là câu hỏi đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin truyền thông", PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh

Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS Phạm Huy Kỳ cho biết, Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của mạng xã hội tác động mạnh mẽ và nhiều chiều vào các yếu tố căn bản của báo chí - truyền thông từng quốc gia như nhà sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, sản phẩm báo chí truyền thông như là một hàng hóa, dịch vụ và sự biến đổi sâu sắc các nhóm công chúng truyền thông.

Không chỉ đơn thuần là một sản phẩm công nghệ hay một kênh truyền thông trực tuyến, mạng xã hội đã và đang cung cấp “vốn xã hội” cho sự phát trển xã hội thông tin ở nước ta. Vì vậy, vấn đề quản lý thông tin, truyền thông trên trên mạng xã hội ở Việt Nam cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và nhìn nhận, phân tích trong bối cảnh phát triển thông tin hiện nay, dựa trên cơ sở tiếp cận lý thuyết báo chí - truyền thông hiện đại và xã hội học truyền thông.

PGS,TS Phạm Huy Kỳ, Phó Giám đốc Học viện, Chủ nhiệm Đề tài KX01.10-16-20 phát
biểu đề dẫn Hội thảo. Ảnh: AJC

Qua 26 tham luận và các ý kiến phát biểu từ các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng như lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, hội thảo góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của các quốc gia trong quản lý về mạng xã hội; thực trạng, những vấn đề đặt ra khi sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam; dự báo xu hướng phát triển mạng xã hội, các yếu tố tác động đến sự phát triển của mạng xã hội ở nước ta; từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như phát huy vai trò của mạng xã hội phù hợp với yêu cầu ở Việt Nam hiện nay.

Theo đó, nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với mạng xã hội ở nước ta hiện nay, trước tiên cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng mạng xã hội dựa trên quyền con người và nhà nước kiến tạo; tăng cường năng lực tổ chức, thực hiện giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật đối với người tham gia sử dụng mạng xã hội; cùng với đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền về các quy định của pháp luật liên quan đến việc tham gia, sử dụng mạng xã hội của người dân...

Tổng kết Hội thảo, thay mặt Ban Tổ chức, PGS,TS Phạm Huy Kỳ đã tóm tắt nội dung chính các ý kiến tham luận, phát biểu, trao đổi tại Hội thảo; đánh giá cao và khẳng định các ý kiến tham luận và trao đổi của các đại biểu, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà truyền thông đã gợi mở cho nhóm nghiên cứu đề tài có được cái nhìn rõ hơn về thực trạng cũng như có căn cứ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm để từ đó đề xuất mô hình và giải pháp quản lý thông tin phù hợp với xu thế và bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam.

Trước đó, Ban Tổ chức đã tiến hành các dự án, hoạt động nghiên cứu, khảo sát tại 6 địa phương Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ và Đắk Lắk; Dự án KX.01.10/16-20 cũng nhận được sự tư vấn của giáo sư Thomas A. Bauer, Đại học Viên, Áo và TS Seung-yong Uhm, chuyên gia tổ chức KOICA Hàn Quốc.

Một số hình ảnh của hội thảo:

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội
thông tin Việt Nam". Ảnh: AJC
 
PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
tham luận tại Hội thảo. Ảnh: AJC
 
PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện trao đổi tại Hội thảo. Ảnh: AJC
 
GS,TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An trao
đổi tại Hội thảo về vấn đề "Mạng xã hội từ góc nhìn an ninh". Ảnh: AJC
 
PGS,TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát
biểu tham luận " Cơ sở pháp lý và thực tiễn của quyền và nghĩa vụ của người tham
gia và sử dụng mạng xã hội". Ảnh: AJC
 
PGS,TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo phát
biểu tham luận về "Nhận diện thực trạng và xu thế phát triển các hoạt động truyền thông trên
mạng xã hội hiện nay". Ảnh: AJC
 
PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh, Phó Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát
biểu tham luận về "Mạng xã hội và quản lý thông tin truyền thông trên mạng xã hội ở các quốc gia, nghiên
cứu trường hợp Thái Lan". Ảnh: AJC
 
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh,Truyền hình và Thông tin điện tử,
Bộ Thông tin Truyền thông trao đổi tại Hội thảo về  quản lý thông
tin trên mạng xã hội. Ảnh: AJC

Theo Người làm báo

 

Các tin khác:
  • Báo chí thời công nghệ 4.0 (25/10/2017-21:15)
  • Có một số nhà báo giàu lên rất nhanh (25/10/2017-7:23)
  • Nhà báo Lê Thế Chữ làm Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (24/10/2017-10:30)
  • Trăn trở về cách chụp để không lặp lại chính mình (23/10/2017-0:56)
  • Nhân sự báo chí: Sàng cho kỹ, tuyển cho tinh! (23/10/2017-7:54)
  • Nhà báo Nhật Hoa: Tôi luôn là đứa trẻ tò mò (22/10/2017-10:29)
  • Làm chủ công nghệ trong tác nghiệp (22/10/2017-10:27)
  • Học cả đời không xuể (20/10/2017-1:24)
  • Giao ban báo chí với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (17/10/2017-15:56)
  • Nhiều kỷ lục gia tham dự Lễ ra mắt sách của nhà báo Hà Đình Nguyên (17/10/2017-15:52)