Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Phóng viên, nhà báo được bồi dưỡng “Đưa tin về nạn buôn bán người qua biên giới” (23/05/2018-18:20)
    Tại Tây Ninh, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) phối hợp với Viện báo chí Thụy Điển (Fojo) vừa tổ chức khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ điều tra “Đưa tin về nạn buôn bán người qua biên giới”
Các học viên đã được nghe phần trình bày của các diễn giả về các nội dung liên qua
n đến nạn buôn bán người.

Khóa học có sự tham gia của 12 học viên đến từ các cơ quan báo chí như: Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ TP.HCM, báo Công an TP. Hồ Chí Minh, báo Người Lao động, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…

Giảng viên của khóa học là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng- Trưởng phòng Điều tra báo Lao động, được biết đến bởi hàng loạt bài phóng sự điều tra chấn động dư luận trực tiếp giảng dạy.

Tại khóa bồi dưỡng, các học viên được nghe các phần trình bày của các diễn giả về các nội dung liên quan đến buôn bán người như: Thế nào là buôn bán người? Tình hình buôn bán người tại Việt Nam và khu vực- do diễn giả Hà Thị Vân Khánh. 

Điều phối viên quốc gia của Dự án Liên Hợp quốc hợp tác Hành động chống lại nạn Buôn bán người ở Việt Nam truyền đạt; Hỗ trợ phụ nữ- trẻ em bị mua bán trở về dưới góc độ báo chí và truyền thông- do diễn giả Phạm Thị Hương Giang, Ủy viên đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển truyền đạt.

 Tình hình buôn bán người tại Tây Ninh và Những giải pháp hạn chế nạn buôn bán người tại Tây Ninh- qua sự chia sẻ của diễn giả Thiếu tá Võ Tấn Dũng, Đội trưởng Đội phòng ngừa đấu tranh chống tệ nạn xã hội và buôn bán người, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh.

Kết thúc khóa bồi dưỡng học viên được nhận chứng chỉ của Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ HNBVN. 

Bên cạnh đó, nhà báo Doãn Hoàng đã chia sẻ, thảo luận cùng các học viên về vai trò của truyền thông trong việc buôn bán người; Những ảnh hưởng của các bài báo và truyền thông đối với nạn nhân khi đưa tin về họ; Cách sử dụng từ ngữ, cách đưa tin hiệu quả về những nạn nhân trong các cuộc buôn bán người; Kỹ năng triển khai bài viết: bố cục, cách sắp xếp thông tin; Thông điệp mỗi bài báo; Cách tác nghiệp điều tra và sử dụng các thiết bị phục vụ điều tra như máy quay, máy ghi âm…

Trong quá trình diễn ra khóa học, các học viên được đi thực tế và làm việc với Đồn biên phòng quốc tế Mộc Bài để hiểu thêm về tình hình buôn bán người tại Tây Ninh; Gặp gỡ, phỏng vấn các khách mời là nạn nhân của buôn bán người.

Khóa học đã mang lại cho các học viên những kiến thức thực sự bổ ích, có thêm nhiều kinh nghiệm tác nghiệp thực tế phục vụ cho công việc của mình.

Theo Phương Thảo/Báo Nhà báo & Công luận

 

 

Các tin khác:
  • Vinh danh tác phẩm viết về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (23/05/2018-7:57)
  • Kỷ luật tổ chức, cá nhân ra văn bản “thẻ nhà báo không được lên máy bay” (21/05/2018-21:54)
  • Quốc hội khai mạc kỳ họp mới, sẽ chất vấn kiểu mới (21/05/2018-8:10)
  • Xóa bỏ 'biên chế suốt đời', chấm dứt chạy chức, chạy quyền (21/05/2018-7:50)
  • Trao Giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ 2017 (16/05/2018-21:55)
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn năm 2018 (16/05/2018-21:49)
  • 59 tác phẩm được chọn trao Giải báo chí Trần Mai Ninh 2017 (16/05/2018-12:28)
  • “Nhiều vụ việc chỉ được xử lý khi Tổng Bí thư chỉ đạo quyết liệt“ (15/05/2018-16:00)
  • Hà Tĩnh “tuýt còi” báo VietNamEuropa hoạt động trên địa bàn (15/05/2018-15:56)
  • Trao 8 giải A sáng tác theo chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (15/05/2018-7:05)