Thứ bảy, ngày 27/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2018 (01/06/2018-15:10)
    Các tiêu chí để được công nhận làng nghề, Công trình sai phép, không phép phải dừng thi công để xin cấp giấy phép xây dựng; Hỗ trợ đến 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo, cận nghèo... là những chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chính thức có hiệu lực từ tháng 6/2018.
Một trong 3 tiêu chí để được công nhận làng nghề là hoạt động sản xuất kinh
doanh ổn định tối thiểu 2 năm liên tục. Ảnh minh họa

3 tiêu chí để được công nhận làng nghề 

Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn có hiệu lực từ ngày 1/6/2018.

Theo đó, làng nghề được công nhận phải đạt cả 3 tiêu chí sau: Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này; Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

Với làng nghề truyền thống, ngoài những tiêu chí trên thì phải có ít nhất một nghề truyền thống. Nghề đó phải đảm bảo các tiêu chí: Đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống bao gồm các giấy tờ sau: Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống; Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

Bên cạnh đó, phải có Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Công trình sai phép, không phép phải dừng thi công để xin cấp giấy phép xây dựng

Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản, người vi phạm phải thực
hiện thủ tục đề nghị cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng. Ảnh minh họa

Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Thông tư 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Theo đó, đối với công trình thi công sai phép hoặc không có giấy phép mà đang xây dựng thì phải dừng thi công kể từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản, người vi phạm phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng và xuất trình người có thẩm quyền xử phạt.

Cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 12/6/2018. 

Hỗ trợ đến 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo, cận nghèo

Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ
trợ tối đa 90% phí bảo hiểm nông nghiệp. Ảnh minh họa

Đây là mức hỗ trợ được áp dụng đối với các cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được quy định tại Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp.

Đối với các đối tượng sản xuất nông nghiệp còn lại không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sẽ được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Bảo hiểm nông nghiệp sẽ hỗ trợ nếu các đối tượng bị rủi ro thiên tai, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán, rét hại, bệnh dịch.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 05/6/2018. 

Bên cạnh đó, Thông tư 32/2017/TT-BTTTT về quy định cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cũng có hiệu lực từ 1/6.

Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính quy định, Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tương đương, cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính và tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính. UBND các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính. Nghị định có hiệu lực từ ngày 21/6/2018.

Theo TH/Người làm báo

 

Các tin khác:
  • Hợp nhất báo VietNamNet và Bưu điện Việt Nam (01/06/2018-7:59)
  • Giải bóng đá Người làm báo Thanh Hóa lần thứ 3 - Cúp Agribank khởi tranh từ ngày 11/6 (01/06/2018-7:55)
  • Đề nghị xử nghiêm việc mạo danh Hội Nhà báo Việt Nam (31/05/2018-8:17)
  • Muốn tăng lương, cần đưa 30% số công chức hiện tại ra khỏi bộ máy (25/05/2018-16:27)
  • Phó Thủ tướng chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác cán bộ (25/05/2018-16:25)
  • Cần phải có hình thức bảo vệ người tố cáo (24/05/2018-20:36)
  • Xây dựng đội ngũ cộng tác viên mạnh để khẳng định uy tín của tạp chí (23/05/2018-19:25)
  • Phóng viên, nhà báo được bồi dưỡng “Đưa tin về nạn buôn bán người qua biên giới” (23/05/2018-18:20)
  • Vinh danh tác phẩm viết về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (23/05/2018-7:57)
  • Kỷ luật tổ chức, cá nhân ra văn bản “thẻ nhà báo không được lên máy bay” (21/05/2018-21:54)