Thứ ba, ngày 21/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Bài toán nhận thức (30/07/2018-21:20)
    (NLBTH) - Du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng tâm cần ưu tiên phát triển của Thanh Hóa. Quyết tâm này đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII cụ thể hóa bằng Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020 và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện số 156/KH-UBND, triển khai đến từng sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương trong tỉnh.
Nâng cao nhận thức để du lịch Thanh Hóa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn (ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Tuy nhiên, qua giám sát công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thanh Hóa từ năm 2015 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh phát hiện một số ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn thiếu chủ động, quyết liệt trong việc triển khai, thực hiện các văn bản quy định của Trung ương và của tỉnh về du lịch.

Đáng nói, đối với Chương trình phát triển du lịch của tỉnh có tới 38/49 ngành, đơn vị, địa phương chưa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong số đó có các địa phương là trọng điểm về phát triển du lịch như thành phố Sầm Sơn, các huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Bá Thước…

Tại nhiều địa phương, UBND huyện chưa ban hành được các văn bản quản lý để cụ thể hóa các quy định trong công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn dẫn đến công tác quản lý hoạt động du lịch lúng túng, bị buông lỏng, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển du lịch của tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, được giao nhiệm vụ đầu mối, chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương, nhưng chưa kịp thời kiểm tra, đôn đốc; công tác tham mưu cho tỉnh còn hạn chế dẫn đến một số chỉ tiêu phát triển du lịch chưa đạt kế hoạch đề ra…

Không phải bây giờ du lịch mới được Thanh Hóa xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn, quyết tâm từ lãnh đạo tỉnh cũng rất cao, sự đầu tư cho du lịch không hề nhỏ. Tuy nhiên nhận thức của một số ngành, địa phương vẫn chưa theo kịp điều đó, đồng nghĩa chúng ta đang đánh mất đi lợi thế của mình dẫn đến tình trạng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển đến các khu điểm du lịch ở những tỉnh khác trong khu vực.

Tình trạng trên “nóng”, dưới “lạnh”, lãnh đạo quyết tâm, cán bộ chần chừ không phải chỉ có trong lĩnh vực du lịch, nhưng khi mà du lịch đang phát triển đến chóng mặt, thì mọi sự chậm trễ đều không theo kịp xu thế, là sự lãng phí tài nguyên một cách đáng trách. Vấn đề này phải được nhận thức đầy đủ, nghiêm túc hơn, sớm khắc phục để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Lam Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Bệnh chủ quan (30/07/2018-12:22)
  • Xin lỗi khi mình không có lỗi (30/07/2018-12:18)
  • Tinh thần khắc phục (29/07/2018-13:44)
  • Lo lắng gia tăng bạo lực (28/07/2018-21:15)
  • Cần người dám đương đầu (14/07/2018-7:54)
  • Không đánh đổi (13/07/2018-7:28)
  • Đằng sau những chiếc xe “quả cảm” (10/07/2018-11:10)
  • Càng “đắp chiếu” bệnh càng nặng (06/07/2018-21:13)
  • Tự quản và nở rộ căn bệnh hình thức (03/07/2018-8:10)
  • Yêu cầu đổi mới công tác cán bộ (02/07/2018-8:02)