Thứ tư, ngày 15/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tránh “bắt nhái bỏ đĩa” (29/03/2019-15:25)
    (NLBTH) - Sự kiện “Giờ Trái đất” - cùng nhau tắt điện trong vòng một giờ đồng hồ vào thứ bảy cuối cùng của tháng ba đang nhận được nhiều sự quan tâm.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Fanpage “Giờ trái đất Việt Nam” có tới hơn 70.000 tình nguyện viên, chưa kể mỗi lần tổ chức sự kiện còn có hàng trăm nghìn người tham gia.

Đây là con số rất ấn tượng mà ít sự kiện có được, vì thế cần phải nhân lên sức mạnh, biến thành hành động cụ thể.

Theo EVN, thông qua “Giờ Trái đất” năm 2018 Việt Nam tiết kiệm được 485.000 kWh điện, tương đương 834 triệu đồng.

Từ góc nhìn kinh tế có ý kiến cho rằng nếu đem tính toán với chi phí thì đây là con số âm. Bởi để tổ chức sự kiện chúng ta phải huy động lượng người tham gia không hề nhỏ gắn với chi phí di chuyển, chưa kể chi phí trang trí, khánh tiết và điện sáng trong thời gian trước khi diễn ra “Giờ trái đất”.

Tuy nhiên chỉ nên xem đây là phép so dưới góc nhìn số học. Thông qua sự kiện chúng ta đang hướng tới những giá trị lớn hơn khó đo đếm được bằng con số. Và để có điều đó đòi hỏi chúng ta phải lan tỏa tốt hơn ý thức, nâng cao trách nhiệm để thay đổi hành động, sự ứng xử với nguồn điện năng từ cộng đồng dân cư.

“Giờ Trái đất” không đơn thuần chỉ là tiết kiệm năng lượng, mà còn tập trung vào việc tăng nhận thức xã hội, để mọi người thể hiện sự ủng hộ về tương lai năng lượng sạch, ô nhiễm thấp và kết nối trở lại với thiên nhiên.

Có thực tế là dù giá bán điện liên tục tăng mạnh trong thời gian gần đây, tưởng như sẽ thôi thúc hành động tắt các thiết bị điện khi không cần thiết ở mỗi người, nhưng tiếc rằng điều câu thúc ấy vẫn là một sự vô tình.

Thiết bị điện chỉ thực sự được tắt một cách có trách nhiệm bởi phần nhiều bàn tay người trực tiếp chi trả tiền điện.

Những thiết bị điện ở nhiều công sở và nơi công cộng vẫn vô tư hoạt động khi không cần thiết mà gần như chưa được người sử dụng nó xem như là việc phải làm. Một sự vô cảm trong cách sử dụng đang khiến cho đồng tiền chi phí cho sản xuất điện bị tiêu đốt đi một cách vô ích.

Chúng ta có một số lượng tình nguyện viên đông đảo trên không gian mạng cùng rất nhiều người tham gia sự kiện mỗi năm. Chỉ cần trong sinh hoạt hàng ngày họ thực sự ứng xử với điện năng như được tuyên truyền, và cùng nhau lan tỏa điều tốt đẹp đó đến cộng đồng, thì con số điện năng tiết kiệm được sẽ vô cùng lớn, hiệu ứng cũng hết sức rõ rêt.

Còn sau khi kết thúc “Giờ Trái đất” mọi người lại quay trở lại với thói quen xấu trong sử dụng điện, không có bất kỳ chương trình hành động nào để duy trì và lan rộng ý thức tiết kiệm điện, thì việc tổ chức sự kiện một cách tốn kém cũng hệt như việc “bắt nhái bỏ đĩa” mà thôi.

Yêu cầu lan tỏa trách nhiệm bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc tổ chức “Giờ Trái đất” năm 2019 vì thế được đặt ra nghiêm túc hơn là việc chúng ta chỉ đến tham dự sự kiện và cùng nhau ấn công tắc tắt điện một cách cơ học và máy móc.


Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Đừng vì cảm xúc của người lớn (28/03/2019-11:04)
  • Không u mê, tiếp tay (25/03/2019-8:55)
  • Đừng để việc thanh niên tình nguyện nhặt rác chỉ tồn tại như một trào lưu (21/03/2019-22:10)
  • Giải quyết xung đột lợi ích trong tiêu dùng (21/03/2019-10:49)
  • Đừng nhìn vào bữa ăn như cơ hội để kiếm chác (20/03/2019-8:11)
  • Kiểm soát cảm xúc (19/03/2019-8:47)
  • Mị mị hối lộ bề trên (16/03/2019-22:23)
  • “Đánh nhau” với bê tông (13/03/2019-22:02)
  • Lắng nghe và tham gia có trách nhiệm (12/03/2019-21:41)
  • Tháng thanh niên và việc cần làm (10/03/2019-18:55)