Chủ nhật, ngày 28/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
5 chính sách lương hưu, BHXH sẽ đồng loạt điều chỉnh (09/12/2019-20:08)
    Từ tháng 7-2020, mức lương cơ sở sẽ thêm 110.000 đồng, từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng /tháng.

Nội dung này được nêu tại Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 93,37% đại biểu tham gia tán thành. Mức tăng trên sẽ tác động tới nhiều chính sách về lương hưu, BHXH, BHYT theo hướng có lợi cho người lao động.

1. Tăng mức hưởng lương hưu thấp nhất

Theo Khoản 5 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở. (trừ một số trường hợp quy định riêng).

Như vậy, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất nêu như trên sẽ là 1,6 triệu đồng/tháng, tính từ ngày 1-7-2019.

2. Tăng mức thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh BHYT

Theo Điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ở mức 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh nếu thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

Sau ngày 1-7-2020, mức hỗ trợ chi phí 100 % như nêu trên khi mức chi phí khám thấp hơn 240.000 đồng (1.600.000 đồng x 15 % = 240.000 đồng).

3. Tăng "trần" 20 tháng đóng BHXH bắt buộc

Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, nếu mức lương đóng BHXH cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

Như vậy, sau ngày 1-7-2020, mức trần tối đa đóng BHXH bắt buộc sẽ là: 32.000.000 đồng (20 x 1.600.000 đồng = 32.000.000 đồng)

4. Tăng mức đóng BHYT tối đa

Theo Khoản 2, Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.

Như vậy, mức đóng BHYT trên của người lao động từ ngày 1/7/2020, sẽ là: 1,5 x 16.000.000 đồng = 24.000 đồng/tháng.

5. Tăng mức đóng BHYT của các thành viên theo hộ gia đình

Theo Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình, như sau:

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, từ ngày 1-7-2020, mức đóng của người thứ 1 tăng lên 72.000 đồng/tháng (4,5 x 1.600.000 đồng = 72.000 đồng). Đồng thời, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo.

Theo: Người lao động

 

 

 

Các tin khác:
  • Tin đồn trên mạng xã hội: Biến tướng của truyền thông bất lương? (06/12/2019-9:39)
  • Nhiều công chức chưa hiểu mình là “công bộc của dân” (28/11/2019-16:15)
  • Xôn xao việc có kẻ mạo danh Chủ tịch tỉnh nhắn tin chỉ đạo doanh nghiệp và mượn tiền phóng viên (26/11/2019-15:24)
  • Tuổi trẻ vun đắp văn hóa ứng xử trên mạng xã hội (25/11/2019-17:09)
  • An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy (25/11/2019-8:37)
  • Khởi động Cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo của thanh niên với văn hóa giao thông” (21/11/2019-14:24)
  • Khi thầy cô “ươm mầm” hạnh phúc (19/11/2019-11:07)
  • Nhiều chính sách BHXH, BHYT sẽ thay đổi vào 1/7/2020 (15/11/2019-13:11)
  • Hưởng lương hưu từ BHXH tự nguyện: Chỉ cần đóng 15 năm? (13/11/2019-1:46)
  • Đồng lương và vị trí việc làm (12/11/2019-8:15)