Thứ năm, ngày 09/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Không vì lợi ích nhỏ (27/04/2020-10:36)
    (NLBTH) - Nhiều lái xe ô tô tỏ ra khá bức xúc khi đậu, đỗ xe ở một số đoạn phố thương mại thường bị người dân xua đuổi.
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa, từ internet

Ngay cả một số nhà ở mặt phố dù không kinh doanh nhưng vẫn đặt biển thông báo cấm đậu, đỗ xe trước nhà, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

Trên mạng xã hội có rất nhiều hình ảnh ghi lại việc làm phản cảm đến mức xe ô tô vừa dừng trước nhà, chủ nhà đã lao ra cùng lúc dùng cả chân, tay, miệng xua đuổi. Một số người còn dùng sơn vẽ, viết những từ ngữ thiếu văn hóa lên xe.

Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh đô thị, gây thiệt hại tài sản, mà còn châm ngòi cho xung đột bạo lực.

Theo điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đậu, cấm quay đầu xe trên quốc lộ do Bộ trưởng Giao thông - Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Như vậy là không có cá nhân hay tổ chức nào khác được phép tự ý lập các biển báo giao thông, trong đó có các biển cấm dừng, đậu xe trên đường, vỉa hè.

Nếu trường hợp lái xe đậu, đỗ sai vị trí quy định của cơ quan chức năng, chủ nhà chỉ có thể gọi điện tố giác, đề nghị lực lượng chức năng đến xử lý.

Quy định về việc lập biển cấm là vậy, tuy nhiên trên thực tế lực lượng chức năng rất khó xử lý. Họ chỉ có thể thu giữ được các biển cấm đậu, đỗ xe tự phát nếu người dân đặt trên đường hoặc vỉa hè. Những biển cấm dán hoặc treo trên cổng và tường nhà dân thì khó có thể buộc chủ nhà tháo gỡ.

Tình trạng này cho thấy nhiều người dân đang phản ứng một cách thái quá chỉ nhằm thỏa mãn lợi ích của mình mà không hướng đến những quy định mang tính pháp luật, vì lợi ích chung.

Rất ít người chọn cách báo cơ quan chức năng khi lái xe vi phạm, mà thường sa vào việc đôi co với suy như thế sẽ giải quyết nhanh hơn. Những cách ứng xử có phần cứng nhắc và thái quá, đang khiến cho bức tranh đô thị trở nên phức tạp hơn.

Vẫn biết lái xe có quyền đậu, đỗ xe ở những vị trí mà cơ quan chức năng không cấm, nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến việc lưu thông. Lái xe nên có biện pháp thông tin như dán số điện thoại của mình trên xe để người dân tiện liên lạc khi cần. Còn chủ nhà, dù muốn thuận lợi cho việc kinh doanh của mình nhưng cần phải bình tĩnh trong cách ứng xử.

Mỗi bên cùng gác lại lợi ích nhỏ của mình để cùng hướng tới những giải pháp ứng xử “mềm” trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau, chính là mỗi người dân đang góp phần để xây dựng đô thị văn minh, thân thiện hơn.

An Nhiên


 

 

Các tin khác:
  • Nâng tầm, phát huy giá trị di tích cách mạng (27/04/2020-10:33)
  • Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công thời kỳ hậu dịch bệnh (25/04/2020-10:45)
  • Nhân lên sự nhân văn của chính sách (22/04/2020-11:19)
  • Tăng tiện ích, thúc đẩy chuyển đổi số (20/04/2020-13:59)
  • Càng khó khăn càng cần sự nhân văn (20/04/2020-13:56)
  • Hãy để cuộc sống tiếp diễn (19/04/2020-8:32)
  • Nhất quán quan điểm về người mù (17/04/2020-7:03)
  • Tháo gỡ “khó khăn kép” cho nông nghiệp (14/04/2020-23:10)
  • “Bỏ đói” sự ích kỷ (12/04/2020-11:51)
  • Thắp lửa niềm tin đi qua đại dịch (12/04/2020-11:49)