Thứ bảy, ngày 27/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tăng cường kiến thức về lý luận chính trị (11/05/2020-12:28)
    (NLBTH) - Nghiên cứu, học tập sách lý luận chính trị phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cán bộ, đảng viên, nhằm trang bị kiến thức góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày một mạnh hơn.

Sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư, công tác xuất bản, phát hành sách lý luận chính trị dù đạt được những kết quả quan trọng, nhưng vẫn cho thấy những hạn chế trong chất lượng chính trị, khoa học, tính thực tiễn, tính chiến đấu, tính thuyết phục và hấp dẫn của mảng sách này. Chưa có nhiều đầu sách hay, có giá trị cao cả về lý luận và thực tiễn được xuất bản, phát hành.

Sở dĩ như thế vì nhiều nhà xuất bản chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và đầu tư tương xứng. Việc mua, đọc và nghiên cứu sách lý luận chính trị ở không ít cơ sở, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên chưa được chú trọng.

Cá biệt có Nhà xuất bản được giao nhiệm vụ nhưng do khó khăn về kinh phí và thị trường nên đã chạy theo xu hướng đọc theo kiểu “mì ăn liền”.

Cuộc sống đang tiếp tục đặt ra và yêu cầu phải có một đội ngũ cán bộ, đảng viên sắc bén về lý luận chính trị, giầu kiến thức, kỹ năng, để xử lý các tình huống mới, tình huống khó đặt ra trong thực tế công việc.

Để đáp ứng và nâng cao hơn nữa yêu cầu này trong giai đoạn cách mạng mới, tăng cường đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, thì việc xuất bản, phát hành, mua, nghiên cứu và học tập sách lý luận chính trị phải được hết sức chú trọng, nâng tầm.

Mới đây Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 44-CT/TW về đối mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận chính trị.

Chỉ thị đặt ra các yêu cầu mới phù hợp với thực tiễn hiện nay và những diễn biến tư tưởng trong giai đoạn tiếp theo, từ đó đề ra các yêu cầu hết sức quan trọng.

Để Chỉ thị sớm đi vào cuộc sống đòi hỏi Ngành giáo dục và đào tạo, các nhà xuất bản, công ty phát hành sách, mỗi tổ chức đảng và đảng viên cần nhận thức đầy đủ và cấp thiết để nâng tầm ứng xử, hành động kịp thời. Trong quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị đặc biệt phải xác định việc nghiên cứu, học tập sách lý luận chính trị là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên, một trong những hoạt động chính trị trong sinh hoạt định ký của tổ chức cơ sở đảng.

Nhất là phải khuyến khích phát triển phong trào đọc, nghiên cứu, học tập sách lý luận chính trị nhằm giáo dục, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ từ đó góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.


Tuệ Vũ

 

Các tin khác:
  • Tâm trạng sỹ tử (10/05/2020-21:57)
  • Sự hài lòng nhìn từ chỉ số tính minh bạch (08/05/2020-12:50)
  • Để du lịch sớm trở lại chính mình (06/05/2020-10:40)
  • Thay đổi thói quen xấu (03/05/2020-21:27)
  • Khởi nghiệp lại (03/05/2020-11:46)
  • Tháng công nhân đặc biệt (30/04/2020-23:18)
  • Tạo sức bật trở lại cho kinh tế (28/04/2020-23:27)
  • Không vì lợi ích nhỏ (27/04/2020-10:36)
  • Nâng tầm, phát huy giá trị di tích cách mạng (27/04/2020-10:33)
  • Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công thời kỳ hậu dịch bệnh (25/04/2020-10:45)