Thứ sáu, ngày 26/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Công tác hội
Làm gì để Luật Báo chí, Quy định đạo đức Người làm báo đi vào cuộc sống? (11/01/2017-16:23)
    Một trong những hoạt động không ngừng nghỉ là hoạt động truyền thông và báo chí. Hoạt động báo chí cũng là loại hình hoạt động không biên giới, từng giờ tác động và chi phối đời sống xã hội.
Phóng viên tác nghiệp ở nước ngoài. Ảnh: TL

Đây cũng là nghề mà đặc thù hoạt động độc lập, tự do ở mức độ khá cao. Do vậy, quản lý báo chí và lao động báo chí luôn là lĩnh vực khó khăn… Do đó, luật báo chí và các quy định dạng pháp lý và luân lý luôn được chú ý, đề cao.

Năm 2016 có thể được coi là năm báo chí Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng khung cho hoạt động theo hướng thoải mái phát huy sáng tạo nhưng chặt chẽ; tự do nhưng có ranh giới, khách quan nhưng phải công tâm. Luật báo chí gồm 6 chương 61 điều, được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016 và Quy định về đạo đức Người làm báo Việt Nam gồm 10 điều, thông qua ngày 15/12/2016 là cơ sở để giúp báo chí có đầy đủ hành lang pháp lý và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện tốt từ ngày 1/1/2017.

Trước khi bàn đến việc làm thế nào để Luật và quy định nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách tự giác, thấu hiểu và đương nhiên, xin có vài phác thảo, về thực hiện luật pháo của nước ta… Bằng các nỗ lực liên tục, nhà nước ta đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Riêng lĩnh vực pháp luật báo chí, trong vòng 30 năm qua, chúng ta đã có ít nhất 3 lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình (Luật báo chí 1989, 1999,2016). Đương nhiên Luật báo chí ban hành ra là để cả xã hội Việt Nam thực hiện, không có ngoại lệ cho tổ chức, cá nhân nào. Tuy vậy, việc học tập, hiểu luật để thực hiện lại không được tổ chức tốt và đôn đáo, cho nên việc “không hiểu luật” luôn xảy ra, gây khó khăn cho cả phía báo chí và thực tế cuộc sống…

Hiện tại, báo chí Việt Nam đã phát triển rất mạnh với 857 cơ quan báo chí in, 125 cơ quan báo chí điện tử, 66 đài phát thanh và truyền hình với 182 kênh truyền hình quảng bá, 82 kênh truyền hình trả tiền. Chúng ta có gần 20.000 nhà báo được cấp thẻ, đông đảo số lượng phóng viên tập sự chưa đủ điều kiện cấp thẻ và hơn một nửa số lượng trên làm các công việc gián tiếp ở các cơ quan báo chí. Nếu không được quản lý hoạt động bằng luật pháp, không hành nghề bằng đạo đức, lương tâm và trách nhiệm thì hậu quả phản tuyên truyền sẽ rất lớn và nguy hại…

Vậy để Luật báo chí năm 2016 và 10 quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống, hành động duy nhất đúng là phải nắm được luật, quy định để có thể hành xử đúng. Với giới báo chí, ai cũng biết là luật trao cho người làm báo rất nhiều quyền năng, trong đó được tự do hành nghề, được nói đúng sự thật, phản ánh trung thực, khách quan, được góp tay vào xây dựng đất nước, bảo vệ chế độ… Nhưng cùng với đó là những điều không được làm, vì làm sẽ hại đến quyền lợi của dân tộc, của Đảng, của đất nước, từng tổ chức và người dân (Điều 9, khoản 13 việc cần làm). Đối với công dân, luật cũng quy định hầu hết các quyền cơ bản trong tự do báo chí, ngôn luận trên báo chí (quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, ngôn luận trên báo chí)

Dù có cụ thể, tỉ mỉ đến đâu thì luật cũng không thể hàm chứa được tất cả các chi tiết, nhất với báo chí và ngữ pháp Việt Nam. Có nhiều việc, nhiều tình tiết của báo chí với luật là phù hợp, được làm, nhưng đạo đức thì phải cân nhắc, vì suy cho cùng, báo chí vì con người, phục vụ con người. Chính vì lẽ ấy, mà luật yêu cầu phải có các quy định về đạo đức hỗ trợ. 10 điều quy định về đạo đức Người làm báo Việt Nam cũng đã giải quyết căn bản yêu cầu trên. Để Luật và quy định thật sự đi vào cuộc sống, cần thiết phải có những hành động cụ thể:

Thứ nhất: Các cơ quan báo chí, tổ chức hội nhà báo cần chủ động báo chí và phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền về Luật và quy định đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân để vừa giám sát, vừa tạo điều kiện, vừa giúp đỡ để báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ hai: Từng cơ quan báo chí, từng phóng viên, hội viên phải nắm chắc luật báo chí, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của nhà báo cũng như những điều trái pháp luật để hành nghề đúng quy định, pháp luật. Trên thực tế thì cấp ủy, chính quyền, các tổ chức luôn tạo điều kiện để cho hoạt động báo chí thuận lợi. Bởi, báo chí đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội, đem lại lợi ích cho không ít tổ chức, cá nhân. Những tập thể, cá nhân chưa tạo điều kiện cho báo chí không nhiều, rất nhỏ bé so với sự ủng hộ…

Thứ 3, dù không có trong luật nhưng hoạt động báo chí không phải là lĩnh vực khuôn mẫu và cứng nhắc. Tạo điều kiện làm việc và cung cấp thông tin cho báo chí, cái quan trọng ở thiện cảm và mối quan hệ. Những nhà báo, tờ báo có tiếng nói đúng đắn, trung thực mấy khi bị cản trở! Chẳng hạn, Luật báo chí năm 1999 hay 2016 đều đề cập đến vai trò của thẻ nhà báo. Xã hội vẫn hiểu rằng, để có thẻ hành nghề này, phóng viên không phải vào nghề là có ngay cho nên vẫn phải có du di, châm chước bằng giấy giới thiệu. Nhưng bản thân giấy giới thiệu cũng có quy định riêng. Nếu phóng viên có đủ quy định để hành nghề chắc chắn sẽ được giúp đỡ. Hay làm quảng cáo (gọi là làm kinh tế lĩnh vực báo chí) là chính đáng. Luật cho phép nhưng phải có sự minh bạch giữa thông tin quảng cáo và tin tức báo chí. Công khai, minh bạch, sòng phẳng chắc chắn sẽ được cuộc sống ủng hộ.

Thứ tư: Dù luật hay quy định cũng đều nhằm mục đích giáo dục, răn đe, là hành lang để chống đi quá đà, phạm luật. Nhưng làm thế nào để việc thực hiện được hiệu quả. Ở đây có vai trò của cơ quan chủ quan, cơ quan báo chí và tổ chức Hội nghề nghiệp. Chỉ có tập thể cơ quan báo chí nơi nhà báo hội viên công tác mới có thể làm tốt việc phát hiện và ngăn chặn xử lý sai phạm. Nếu không làm tốt việc này sẽ rất nguy hại cho uy tín báo chí trước nhân dân. Hình thức xử lý của luật với nhà báo là thu thẻ nhà báo khi vi phạm quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam, hoặc bị cơ quan quản lý thi hành cảnh báo mà quy định đạo đức gồm 10 điều đã có hiệu lực.

Phan Hữu Minh
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam

 

Các tin khác:
  • Tạo sức sống mới, nâng cao vai trò, uy tín Hội Nhà báo Việt Nam (03/01/2017-6:42)
  • 10 hoạt động nổi bật của Hội Nhà báo Thanh Hóa trong năm 2016 (03/01/2017-6:31)
  • Để Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo “đi vào cuộc sống” (30/12/2016-13:48)
  • Tôn vinh Hội Nhà báo Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình (27/12/2016-11:55)
  • Lương tâm và trách nhiệm người làm báo (22/12/2016-6:43)
  • Công bố và trao thẻ hội viên Hội Nhà báo VN giai đoạn 2016 – 2021 (21/12/2016-9:08)
  • Công bố 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam (17/12/2016-7:40)
  • Chủ động “xin” cơ quan chủ quản “vào cuộc” với hoạt động của Hội (12/12/2016-17:26)
  • Nhiều cách làm trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho hội viên nhà báo (01/12/2016-15:47)
  • Hội thảo “Xây dựng Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam” (28/11/2016-10:36)