Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Chế tài mạnh cần đi đôi với sự quyết liệt trong thực thi (05/05/2017-10:15)
    (NLBTH) - Nhiều cổng trường học, điểm sinh hoạt cộng đồng, tuyến phố đông người qua, thậm chí tường rào ủy ban nhân dân, cơ quan văn hóa trên địa bàn Thanh Hóa đã trở thành bãi “rác” văn hóa gây ức chế cho dân cư, làm xấu đi hình ảnh đô thị, thậm chí còn gây rối loạn về an ninh - trật tự.

Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Dù đã có quy định xử phạt, tuy nhiên bởi nhiều lý do, trong đó có cả việc thiếu cơ chế giám sát đủ mạnh, thiếu lực lượng xử lý, nên việc quảng cáo tự phát vẫn mặc nhiên tồn tại như một phần của nhịp sống đô thị.

Với tư duy theo kiểu mình thích thì mình làm thôi, quảng cáo tự phát ở một số đô thị trên địa bàn Thanh Hóa đã thành trăm hoa đua nở. Dù đã có những đợt ra quân bóc dỡ quảng cáo tự phát, những đề nghị nhà cung cấp dịch vụ ngưng cung cấp liên lạc cho những thuê bao điện thoại vi phạm trong quảng cáo, nhưng bởi thiếu sự bền vững, và cả bởi lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, những chiến dịch này giống như việc “bắt nhái bỏ đĩa”.

Việc tùy tiện trong quảng cáo sẽ được chấn chỉnh bằng một chế tài mạnh hơn. Nghị định 28/2017/NĐ - CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2013/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo có hiệu lực từ ngày 5/5/2017 với nhiều điểm mới sẽ đánh mạnh vào vi phạm trong lĩnh quảng cáo, đối tượng bị xử lý cũng rộng hơn.

Điều 51 của Nghị định 158/2013 quy định xử phạt hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng chỉ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng, thì Nghị định 28/2017 xác định rõ hơn các chủ thể phải bị xử lý. Đó là ngoài việc xử phạt người có hành vi nêu trên, các cá nhân, đơn vị có sản phẩm, dịch vụ hàng hóa quảng cáo cũng sẽ bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng. Điểm mới nữa đó là, tại Điều 61 Nghị định 28/2017 quy định phạt tiền từ 200 - 500 ngàn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi đó.

Với những chế tài xử lý hành vi vi phạm mà trước đây chưa có cơ sở pháp lý làm căn cứ xử phạt, Nghị định 28/2017 được hy vọng sẽ tạo cơ sở nhằm siết chặt và đưa hoạt động quảng cáo vào nề nếp. Vấn đề mà người dân chờ đợi là việc thực thi sẽ như thế nào khi mà thẩm quyền xử phạt các hành vi này rất rộng, gồm cả chủ tịch UBND các cấp, lực lượng công an và thanh tra văn hóa.

Trước Nghị định 28/2017 đã có một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng, cấm xả thải tùy tiện ra môi trường, nhưng về cơ bản việc thực hiện vẫn chưa nghiêm.

Anh Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Không thể là câu chuyện chốc lát, nửa vời (03/05/2017-9:23)
  • Kẻ hở nhỏ trong quản lý Nhà nước và nguy cơ lớn về lòng tin (28/04/2017-20:01)
  • Đừng chỉ giật mình trước thông tin (27/04/2017-18:08)
  • Hội sách nhìn từ hội hoa (26/04/2017-16:34)
  • Cần nhìn nhận đúng mức, vào cuộc nghiêm túc (25/04/2017-9:19)
  • Kẻ chiếc vạch trong đầu (21/04/2017-7:15)
  • Làm chắc chắn, không nôn nóng (16/04/2017-6:18)
  • Lối sống nhìn từ đồng tiền lẻ (15/04/2017-18:52)
  • Sẽ chấm dứt tình trạng tùy tiện trong quảng cáo (10/04/2017-16:51)
  • Ngõ nhỏ, phố nhỏ… (08/04/2017-20:08)