Thứ bảy, ngày 23/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Văn hóa - Thể thao
Đắm chìm với không gian trò chơi truyền thống ở Lễ hội Trung thu (29/09/2017-21:31)
    Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 28/9 cho biết, Lễ hội Trung thu năm 2017 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam từ ngày 2-4/10.

Lễ hội có chủ đề “Trung thu với đồ chơi dân gian truyền thống” sẽ gồm nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho thiếu nhi như: hướng dẫn làm đồ chơi truyền thống, biểu diễn nghệ thuật, xiếc, phá cỗ Trung thu…Với lễ hội này, Ban tổ chức mong muốn đưa trẻ em về với Tết Trung thu truyền thống, sôi động trong ánh đèn lồng lung linh, những món đồ chơi giản dị nhưng ý nghĩa, chứa đựng giá trị văn hóa của dân tộc.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra triển lãm “Trung thu với đồ chơi dân gian truyền thống,” cùng các em thiếu nhi đến với những giấc mơ, câu chuyện thần kỳ…về tinh thần hiếu học, hiếu nghĩa của dân tộc. Triển lãm sẽ giúp các em nhỏ hiểu rõ hơn về các làng nghề vùng quê Việt nơi nhiều nghệ nhân vẫn âm thầm và miệt mài, bảo tồn nét dân tộc qua từng chiếc đèn ông sao, mặt nạ bồi giấy, đèn kéo quân… Đó là làng nghề Ông Hảo xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với rất nhiều loại đồ chơi truyền thống; làng Báo Đáp, NamTrực, Nam Định với nghề làm đèn ông sao đượm hồn Việt; làng Gạo (Vụ Bản, Nam Định) có nghề làm đầu sư tử lâu năm; làng sản xuất tiến sỹ giấy với mong muốn khuyến khích sự học (Hậu Ái, Hoài Đức, Hà Nội); làng Đàn Viên (Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) với những chiếc đèn kéo quân truyền thống quen thuộc vào dịp Trung thu…

Nhiều nghệ nhân dù đã có tuổi nhưng vẫn giữ trọn tình yêu với nghề như: nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa, phố Hàng Than với những chiếc mặt nạ giấy bồi; nghệ nhân Vũ Thị Minh Tâm, phố Hàng Lược với nghề làm thiên nga bông; nghệ nhân Nguyễn Văn Hùng, Thanh Xuân, Hà Nội với nghề làm tàu thủy sắt tây…Tại không gian của triển lãm còn trưng bày, sắp đặt mâm cỗ Trung thu truyền thống và đồ chơi Trung thu là sản phẩm thủ công, làm từ nguyên liệu gần gũi với thiên nhiên: đèn ông sao, đèn cù, trống ếch, chuồn chuồn tre, mặt nạ giấy, tò he…

Tại lễ hội Trung thu năm 2017 sẽ có không gian hướng dẫn làm đồ chơi truyền thống do các nghệ nhân đến từ nhiều làng nghề trực tiếp hướng dẫn; trong đó, nghệ nhân Đỗ Văn Liên (Thạch Thất, Hà Nội) sẽ hướng dẫn làm chuồn chuồn tre, món đồ chơi làm thức dậy ký ức tuổi thơ. Nặn tò he và bong bóng nghệ thuật, giấc mơ muôn màu sắc, là thế giới trẻ thơ đầy nghộ nghĩnh được thể thiện qua các nhân vật cổ tích, con thú đáng yêu sẽ do nghệ nhân đến từ làng Xuân La (Hà Nội) hướng dẫn. Ngoài ra các em còn được trải nghiệm làm mặt nạ giấy bồi đặc trưng theo lối cổ của nghệ nhân làng Đông Khê, Bắc Ninh; biểu diễn và hướng dẫn múa sư tử, tìm hiểu nghệ thuật múa rối cạn… Tại đây còn có các khu vui chơi: bịt mắt đập niêu, rồng rắn lên mây, kéo co…

Trong không gian lễ hội còn diễn ra chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc, trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đêm hội “Ánh trăng tuổi thơ”; chương trình biểu diễn xiếc, bày cỗ trông trăng và phá cỗ Trung thu…Lễ hội Trung thu năm 2017 sẽ là điểm thăm quan hữu ích, đưa các em trở về với Trung thu truyền thống với nét đẹp dân tộc.

Theo TTXVN

 

Các tin khác:
  • Những khúc mưa… (25/09/2017-11:03)
  • Lặng lẽ khúc giao mùa (25/09/2017-11:02)
  • Ở đó, một sự an nhiên… (25/09/2017-10:59)
  • Trong khúc tàn thu (25/09/2017-10:57)
  • Bảo tàng 11 nghìn tỷ - rẻ hay đắt? (19/09/2017-7:37)
  • Khẳng định chủ quyền từ văn hóa dân gian (19/09/2017-7:30)
  • Mai Hương: Một chất thơ mãnh liệt và đầy nữ tính (18/09/2017-12:10)
  • Dù 2.000 đồng cũng phải hợp lý (16/09/2017-14:43)
  • Thu phí tác quyền âm nhạc qua tivi ở khách sạn: Vẫn chưa có hồi kết (16/09/2017-14:39)
  • Những điểm du lịch nhất định không thể bỏ qua trong tháng 9 (08/09/2017-14:16)