Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Hình ảnh ăn mừng (25/01/2018-8:00)
    (NLBTH) - Dường như khi ăn mừng, rất nhiều người chỉ nghĩ đến họ.
Người hâm mộ trèo lên xe buýt đang lưu thông trên đường phố để ăn mừng.
Ảnh: Vietnamnet

Niềm vui cần nhân lên, nhưng nhiều người lại đang khiến niềm vui vơi đi bằng sự quá khích của mình.

Sự quá khích xuất hiện nhiều trong những ngày gần đây khi đội bóng đá U23 Việt Nam thi đấu thành công tại đấu trường châu lục.

Những hình ảnh quá khích thể hiện sự bạo lực tồn tại ngay cả khi đã có yêu cầu từ Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia về việc đảm bảo an ninh - trật tự và ngăn cấm các hành vi đua xe và tổ chức đua xe trái phép, các hành vi cổ vũ phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.

Có thói quen xấu, là thay cho giải tán hoặc giữ trật tự khi có yêu cầu từ nhà chức trách, thì trong nhiều hoàn cảnh, khi lực lượng chức năng xuất hiện, sự quá khích còn được chuyển hóa thành khiêu khích, thậm chí manh động.

Nhiều đối tượng muốn chứng tỏ thứ “đẳng cấp” của mình bằng việc điều khiển phương tiện quá tốc độ, trái quy định, đập phá tài sản, nhảy múa ở những nơi nguy hiểm...

Qua mạng xã hội chúng ta còn chứng kiến nhiều thanh niên thoát y hoặc có những hành vi trái thuần phong, mỹ tục cốt chỉ để thỏa mãn chính mình, chứng tỏ sự khác người.

Đó là những hình ảnh xấu xí, và không phải là sự ăn mừng chân chính.

Mỗi năm tai nạn giao thông khiến rất nhiều người thiệt mạng, để lại gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.

Mỗi năm nước ta cũng phải đầu tư nguồn kinh phí rất lớn để tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật và đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Nguồn kinh phí ấy lẽ ra có thể dùng đầu tư cho hạ tầng, cho an sinh xã hội.

Việc mượn cớ ăn mừng chiến thắng để tổ chức đua xe trái phép, tụ tập đông người nhằm gây rối trật tự công cộng không chỉ gây ra nguy cơ về tai nạn, còn châm ngòi cho những nguy cơ vi phạm pháp luật khác.

Đó là sự thỏa mãn cá nhân, đi ngược lại lợi ích cộng đồng.

Ăn mừng chiến thắng trong thể thao từng diễn ra ở nhiều nước, càng ở những nước phát triển thì việc ăn mừng càng văn hóa, và đó chính là nhận thức.

Thể hiện cảm xúc trước chiến thắng là nhu cầu chính đáng, quyền của mỗi người dân, nhưng trước tiên nó phải đúng quy định của pháp luật, sau đó thể hiện nét đẹp văn hóa, thì niềm vui mới trọn vẹn, một sự chung sức đúng nghĩa.

Đội bóng của chúng ta có thể còn giành được những kết quả tốt hơn, nhưng hy vọng sau chiến thắng của đội bóng chúng ta không phải đón nhận thêm con số về thiệt hại, những hình ảnh ăn mừng đầy phản cảm và xấu xí.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • “Chiếc bánh” lễ hội và đơn thuốc trị lòng tham (23/01/2018-8:23)
  • Trách nhiệm người đứng đầu (22/01/2018-14:07)
  • Lối thoát cho người lao động (19/01/2018-9:29)
  • Cuối năm, những câu chuyện lo (15/01/2018-21:40)
  • Luật hóa và trách nhiệm thực hiện luật (15/01/2018-7:40)
  • Câu chuyện lời hứa và văn hóa từ chức (12/01/2018-9:54)
  • Việc làm cũ, quyết tâm mới (09/01/2018-23:18)
  • Căn bệnh... “anh hùng” (08/01/2018-9:01)
  • “Vắc xin” để phòng bệnh (05/01/2018-8:56)
  • Thân phận những tờ giấy... (02/01/2018-9:54)