Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Kỳ vọng vào du lịch (02/01/2019-5:03)
    (NLBTH) - Một lĩnh vực bị chê trách nhiều trong thời gian qua đã cho thấy có sự đột phá mạnh mẽ. Theo báo cáo, năm 2018 du lịch Thanh Hóa tăng trưởng tới 15,3% về lượt khách và 32,8% về doanh thu so với năm 2017. Đây là cơ sở để du lịch tiếp tục được xác định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Ảnh minh họa, từ internet

Tại Kế hoạch số 220/KH-UBND, ngày 27/12/2018 về thực hiện chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa năm 2019 và 2020, UBND tỉnh đặt ra và yêu cầu phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 đề ra, đưa du lịch Thanh Hóa cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, có tính chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể trong năm 2019 là phấn đấu đón được 9.500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 298.000 lượt khách; phục vụ 17.800.000 ngày khách, trong đó khách quốc tế đạt 895.000 ngày khách. Tổng thu từ du lịch ước đạt 14.500 tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 90.000.000 USD; có 830 cơ sở lưu trú với 34.000 phòng, trong đó 363 khách sạn có 1 đến 5 sao với 18.650 phòng; có 33.500 lao động du lịch. Đến năm 2020, phấn đấu đón được 11.200.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 400.000 lượt khách; phục vụ 22.000.000 ngày khách, trong đó khách quốc tế đạt 1.240.000 ngày khách. Tổng thu từ du lịch ước đạt 20.500 tỷ đồng, trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 130.000.000 USD. Có 900 cơ sở lưu trú với 40.000 phòng, trong đó 450 khách sạn có 1 đến 5 sao với 24.300 phòng; có 40.000 lao động du lịch.

Kỳ vọng vào những con số nêu trên hiện thực, cũng đặt ra yêu cầu rất lớn, đó là chúng ta phải có biện pháp để tiếp tục nâng cáo trách nhiệm của doanh nghiệp làm du lịch và ý thức của người dân tham gia kinh doanh du lịch.

Đây là vấn đề rất bức bối trong một thời gian dài, dù đã có những bước chuyển trong thời gian gần đây, nhưng rất cần sự bền vững. Mà muốn thế công tác quản lý Nhà nước về du lịch phải quyết liệt, mạnh mẽ hơn, xác định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch. Theo đó, phải làm tốt công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch. Huy động các nguồn lực, tạo đột phá về đầu tư du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng tăng khả năng cạnh tranh, chuyên nghiệp, an toàn, văn minh, thân thiện, đậm đà sắc thái văn hóa xứ Thanh, ưu tiên các sản phẩm du lịch mới. Thực hiện tốt chiến lượng quảng bá trọng tâm, trọng điểm mang tầm Quốc gia, quốc tế về du lịch. Tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường và an ninh - trật tự trên địa bàn du lịch… Đây là những vấn đề hết sức quan trọng được du khách đặc biệt quan tâm.

Đặt niềm tin vào du lịch, chúng ta kỳ vọng du lịch sẽ sớm có sự thay đổi mạnh mẽ và mang tính căn cơ hơn nữa để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Chờ tính tự giác trong thực hiện (27/12/2018-7:30)
  • “Cởi trói” để dạy học thực chất (24/12/2018-15:02)
  • Tặng quà noel và việc nói dối con trẻ (23/12/2018-15:55)
  • Bỏ ngay tư duy nhiệm kỳ (21/12/2018-8:20)
  • Việc làm “bá đạo” (18/12/2018-14:05)
  • Đề xuất siết lại kỷ cương công sở, trách nhiệm công vụ (17/12/2018-11:29)
  • Sử dụng quyền ưu tiên (14/12/2018-11:06)
  • Cần thiết, nhưng phải cấp thiết trong thực hiện (11/12/2018-11:15)
  • Sự thách đấu cực đoan và đoạn kết của… thói “anh hùng” (10/12/2018-09:06)
  • Nỗi niềm mùa 76 (06/12/2018-22:33)