Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Chạm đích gần, chờ đích xa (03/01/2019-21:49)
    (NLBTH) - Năm 2018 Thanh Hóa có 55 xã đã được công nhận và thẩm định chờ công nhận, đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 284 xã, chiếm gần 50% số xã trong tỉnh, và đứng thứ hai cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Điều cần hơn ở những xã nông thôn mới đó là sự bền vững
(ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Nếu mục tiêu có thêm từ 50 đến dưới 100 xã tiếp theo đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019 trở thành hiện thực sẽ đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới của Thanh Hóa vượt xa mục tiêu con số đề ra vào năm 2020 là có khoảng 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đây là kết quả ngoài mong đợi, tuy nhiên chúng ta chỉ nên xem con số này như là một cái đích gần đã chạm tới. Nông thôn mới không chỉ là diện mạo mới, mà còn phải cho thấy chất lượng, và đảm bảo một tương lai bền vững. Đó mới là cái đích xa trên hành trình làm mới nông thôn như tinh thần chỉ đạo của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đặt ra.

Tình trạng nóng vội trong xây dựng nông thôn mới từng xảy ra, để lại “gánh nợ” cũng như nguy cơ tái nghèo, môi trường ô nhiễm gây bức xúc cho nhiều người dân ở một số địa phương trong tỉnh.

Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu Quốc gia, việc làm cần thiết, nhưng không có nghĩa là nhất thiết địa phương nào cũng cố tìm cách để đạt được danh hiệu trong thời gian ngắn nhất.

Cần đặt ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới và xây dựng kế hoạch, lộ trình cũng như cơ sở huy động nguồn lực sao cho phù hợp. Những địa phương để xảy ra “ồn ào” sau khi đón nhận danh hiệu nông thôn mới cho thấy ít nhiều có sự duy ý chí trong lãnh đạo, và tư tưởng “tát cạn bắt lấy” trong quá trình thực hiện.

Sau 8 năm xây dựng nông thôn mới, Thanh Hóa đang tiến rất gần cái đích về số lượng xã nông thôn mới mà chúng ta đặt ra đến năm 2020. Đây có thể xem như là quả ngọt đến sớm, nhưng chưa nên quá vui mừng. Cần phải chờ chạm tới cái đích xa hơn, đó là sự bền vững và thực chất từ những xã nông thôn mới sau khi được công nhận đi vào vận hành như thế nào.

Từ yêu cầu này đòi hỏi các địa phương và cơ quan hữu quan cần rút kinh nghiệm từ những phát sinh “hậu nông thôn mới” trong thời gian qua, để chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới sao cho vừa đáp ứng về số lượng, lại đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Có như thế chúng ta mới vừa cán được đích gần, lại vừa chạm tới được đích xa - điều mà những chủ thể trong xây dựng nông thôn mới mong chờ.


Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Kỳ vọng vào du lịch (02/01/2019-5:03)
  • Chờ tính tự giác trong thực hiện (27/12/2018-7:30)
  • “Cởi trói” để dạy học thực chất (24/12/2018-15:02)
  • Tặng quà noel và việc nói dối con trẻ (23/12/2018-15:55)
  • Bỏ ngay tư duy nhiệm kỳ (21/12/2018-8:20)
  • Việc làm “bá đạo” (18/12/2018-14:05)
  • Đề xuất siết lại kỷ cương công sở, trách nhiệm công vụ (17/12/2018-11:29)
  • Sử dụng quyền ưu tiên (14/12/2018-11:06)
  • Cần thiết, nhưng phải cấp thiết trong thực hiện (11/12/2018-11:15)
  • Sự thách đấu cực đoan và đoạn kết của… thói “anh hùng” (10/12/2018-09:06)