Thứ sáu, ngày 29/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Những nụ cười ... sau bão (11/11/2020-12:02)
    Trước khi cơn bão số 12 đổ bộ, những bạn trẻ khắp 3 miền đã kịp về với vùng cao Sơn Hà, Quảng Ngãi để san sẻ khó khăn sau bão số 10, 11 với đồng bào H’rê. Điều mà họ nhận được không chỉ là những lời cảm ơn, còn mà là những nụ cười của hi vọng và yêu thương.
“Anh nhận quà, nhưng cả mẹ và em bé đều đi theo để nhận cùng”. Mỗi suất quà cho trẻ em tiểu học là 1 thùng mỳ, 10 quyển vở, 10 cây bút, 10 hộp cá mòi, 2 dây sữa, 2 hộp bánh.
Đây là một phần trong chiến dịch vì miền Trung do nhóm các nhà báo trẻ đang công tác tại nhiều cơ quan báo chí khác nhau (VTV, TTXVN, Dân Việt, Nhà báo & Công luận…) phát động hồi trung tuần tháng 10/2020. Chiến dịch hướng tới kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng về tài chính, hiện vật để chia sẻ với người dân vùng khó khăn chịu ảnh hưởng do bão, lũ ở khu vực miền Trung. Sau chuyến đi đầu tiên về vùng lũ Hà Tĩnh, những phóng viên, biên tập viên trẻ lại tiếp tục rong ruổi về vùng bão Sơn Hà, Quảng Ngãi. Đây là huyện miền núi, nơi tập trung đông đồng bào DTTS sinh sống, cũng là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của cơn bão số 10, 11 vừa qua.
Đồng hành cùng các nhà báo trẻ là những màu áo xanh của Đoàn Thanh niên Các cơ quan Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Đồng hành cùng các nhà báo trẻ là những màu áo xanh của Đoàn Thanh niên Các cơ quan Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Ít ai có thể nghĩ rằng, người lặn lội vận động, liên hệ vận chuyển một lượng quà tặng đáng kể (2.000 quyển vở, 2.000 cây bút, 2.000 hộp cá mòi cùng nhiều hiện vật khác như sữa, nước sạch, mỳ tôm…) từ Cần Thơ ra Quảng Ngãi lại nhà nữ MC trẻ của kênh VTV5 Tây Nam Bộ - BTV Phương Uyên. Nhiều lần thiện nguyện nhưng đây là lần đầu tiên, cô gái miền Tây này một mình về với miền Trung. Và đây cũng là chuyến đi “tốn” nhiều nước mắt nhất của chị. “Là người đưa tin, mình có thể cập nhật thông tin về vùng bão, lũ một cách nhanh nhất tới khán giả. Nhưng khi vượt đường xa đến tận nơi, nhìn thấy từng túp lều dựng tạm bên đống đổ nát mà cỏ vẫn xanh tốt ngay chỗ khu bếp, giường ngủ, hay nhìn những đứa trẻ, những người mẹ vùng cao nhặt nhạnh từng chiếc quần áo cũ trong bùn, đất…mình không thể kìm lòng được…” - BTV Phương Uyên cho hay.
Để có được những món quà đúng với nhu cầu của trẻ em, BTV Phương Uyên (VTV5 Tây Nam Bộ) cùng nhóm “Khát vọng Cần Thơ” đã dành nhiều ngày trời để đi khảo sát, tìm mua, nhờ xe khách vận chuyển từ miền Tây ra Quảng Ngãi.
Để có được những món quà đúng với nhu cầu của trẻ em, BTV Phương Uyên (VTV5 Tây Nam Bộ) cùng nhóm “Khát vọng Cần Thơ” đã dành nhiều ngày trời để đi khảo sát, tìm mua, nhờ xe khách vận chuyển từ miền Tây ra Quảng Ngãi.
Trong hai ngày diễn ra chương trình, đã có 180 suất quà (gồm sách vở, bút viết, bánh kẹo, nước, sữa, mỳ tôm, quần áo…) được trao cho 180 em nhỏ từ mẫu giáo đến THCS ở điểm trường Nước Nia, Thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà. Đa phần là học sinh người DTTS tại chỗ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhiều nhà bị bão làm tốc mái hoàn toàn. Ngoài ra, 6 hộ DTTS khác bị sập nhà hoàn toàn cũng được tặng mỗi hộ 9 triệu đồng tiền mặt và nhu yếu phẩm để phần nào khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Anh Nguyễn Thành Trung (Bí thư Đoàn Các cơ quan Tỉnh ủy Quảng Ngãi, đơn vị đồng hành) chia sẻ: “ Khi nhận được thông tin từ các nhà báo trẻ, chúng tôi đã ngay lập tức liên hệ với địa phương. Căn cứ theo đề xuất của đoàn và thực tế, địa phương đã xác định tiêu chí, lập danh sách cụ thể. Với sự giúp đỡ của chính quyền và Mặt trận huyện, xã, chúng tôi đã đi cùng các nhà báo đến tận nơi, gặp từng người, trao từng suất quà tới tận tay bà con. Chúng tôi rất trân trọng chuyến đi này, vì đó không chỉ là tình cảm của đồng bào trong, ngoài nước gửi gắm qua các nhà báo trẻ, mà còn là cơ hội để những người trẻ Quảng Ngãi chúng tôi được góp sức, thể hiện trách nhiệm với chính đồng bào ở quê hương mình”.
Bên cạnh đến trực tiếp chỗ ở để tặng quà cho các hộ dân bị sập nhà hoàn toàn, nhiều phần quà ý nghĩa cũng được trao cho các hộ bị nhà sập, tốc mái từ 50-70%. Bà Đinh Thị Yên (thôn Đồng Reng, xã Sơn Hạ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) sống một mình, được cháu chở đến trung tâm xã để nhận quà.
Bên cạnh đến trực tiếp chỗ ở để tặng quà cho các hộ dân bị sập nhà hoàn toàn, nhiều phần quà ý nghĩa cũng được trao cho các hộ bị nhà sập, tốc mái từ 50-70%. Bà Đinh Thị Yên (thôn Đồng Reng, xã Sơn Hạ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) sống một mình, được cháu chở đến trung tâm xã để nhận quà.
Tình cảm của những nhà báo phương xa không chỉ làm ấm lòng bà con vùng lũ, mà còn lan tỏa tới chính những người làm báo tại địa phương. Vừa trở về sau chuyến công tác đến vùng bão, phóng viên trẻ Thủy Tiên (Báo Quảng Ngãi) đã ngay lập tức có mặt trong chuyến xe chở yêu thương tới vùng cao Sơn Hà. Chuyến đi tuy ngắn, nhưng cô đã có nhiều hơn là những bức ảnh để đăng bài.
Phóng viên Thủy Tiên tâm sự: “Sinh ra và lớn lên ở xứ Quảng nhưng lần đầu tiên, mình và nhiều người dân quê mình chứng kiến một cơn bão lớn như vậy. Với đồng bào vùng cao, tuy lúc bão vào đã giảm cường độ, nhưng hậu quả cũng rất nặng nề. Bởi vậy, khi được theo chân các anh chị phóng viên nơi khác về san sẻ với đồng bào ở quê mình, Tiên rất mừng. Đồng thời, cũng cho người làm báo trẻ như mình có nhiều trải nghiệm thực tế hơn. Có những em bé khi nhận bánh, sữa không dám mở ra ăn, để dành mang về, có những người phụ nữ lần đầu tiên chạm tay đến hộp cá ăn liền…”
“Bút này đẹp hơn bút con dùng hôm trước. Bão vào, vùi xuống đất, bút không dùng được nữa…” – Niềm vui của những cô bé, cậu bé người H’Rê ở Sơn Hà đôi khi chỉ giản dị như thế…
“Bút này đẹp hơn bút con dùng hôm trước. Bão vào, vùi xuống đất, bút không dùng được nữa…” – Niềm vui của những cô bé, cậu bé người H’Rê ở Sơn Hà đôi khi chỉ giản dị như thế…
Mặc dù giá trị quà tặng của chuyến đi chưa nhiều (hơn 200 triệu đồng), số người được hưởng lợi cũng còn khiêm tốn (232 người được nhận quà trực tiếp) nhưng để có được “những nụ cười sau bão” là sự chuẩn bị của rất nhiều người, trong đó, nòng cốt là các nhà báo trẻ. Họ đã sử dụng uy tín cá nhân, các mối quan hệ của mình, kết nối mọi người với mục tiêu cao nhất “Có thật nhiều quà cho bà con vùng bão lũ”.
BTV Hoài Đảm(VTV5), một thành viên của nhóm hóm hỉnh kể: “Bình thường, mọi người có thể thấy chúng tôi là những người cầm mic, cầm bút, lên hình nhưng đúng là những ngày vừa qua, chúng tôi như là những người đi…xin vậy. Chúng tôi xin từ cái bút, quyển vở, chai nước, thùng mì…đến từng đồng tiền…mà không hề ngần ngại. Bởi chúng tôi biết, sau bão, mất hết, bao nhiêu cũng là không đủ. Thật may, chúng tôi có được sự ủng hộ rất lớn từ mọi người. Đồng nghiệp làm báo, bạn bè ở Nhật, Hà Lan, Canada chuyển khoản về… Hay các doanh nghiệp như là Công ty TM&DV Phúc Thịnh (Phúc Thịnh Foods), Công ty Cổ phần Dược Vĩnh Phúc (Vinphaco)…, dù trước đó chưa hề quen biết, cũng đã sẵn sàng gửi quà, thậm chí còn cử người hỗ trợ chúng tôi để đến được nơi cần nhất, đúng người cần nhất. Hay là một vị PCT huyện một mình lái xe chở đoàn vượt núi, vượt đèo đi tới từng hộ bị nhà sập từ sáng đến tận chiều, quên cả giờ cơm trưa chẳng hạn. Đó là những điều khiến chúng tôi vững tin hơn vào việc mình đang làm…”
Dù chịu thiệt hại lớn sau bão, song là địa bàn vùng xa, miền núi, chưa có nhiều đoàn hỗ trợ tiếp cận, nên với người dân Sơn Hà, mỗi phần quà, thùng mỳ tôm… đều đáng quý.
Dù chịu thiệt hại lớn sau bão, song là địa bàn vùng xa, miền núi, chưa có nhiều đoàn hỗ trợ tiếp cận, nên với người dân Sơn Hà, mỗi phần quà, thùng mỳ tôm… đều đáng quý.

 

Con lớn có bút vở để học, con nhỏ có sữa, bánh để ăn, còn mẹ có thêm những bộ đồ “mới” được nhặt nhạnh từ những thùng quần áo cũ đã được làm sạch, phân loại.

Con lớn có bút vở để học, con nhỏ có sữa, bánh để ăn, còn mẹ có thêm những bộ đồ “mới” được nhặt nhạnh từ những thùng quần áo cũ đã được làm sạch, phân loại.

 

“Trong các đợt mưa bão vừa qua, huyện Sơn Hà có hàng trăm hộ dân bị thiệt hại về nhà ở, nhiều hộ sập hoàn toàn. Sự hỗ trợ lần này, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương sẽ phối hợp cùng người dân để bà con sớm dựng lại nhà cửa kiên cố hơn, an toàn hơn”. Ông Phùng Tô Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi (ở giữa, áo trắng) cho biết.
“Trong các đợt mưa bão vừa qua, huyện Sơn Hà có hàng trăm hộ dân bị thiệt hại về nhà ở, nhiều hộ sập hoàn toàn. Sự hỗ trợ lần này, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương sẽ phối hợp cùng người dân để bà con sớm dựng lại nhà cửa kiên cố hơn, an toàn hơn”. Ông Phùng Tô Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi (ở giữa, áo trắng) cho biết.
Bên cạnh những nụ cười, còn là những giọt nước mắt khi kể về hoàn cảnh cơ cực sau bão. Sau lưng chị Đinh Thị Hen (xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà) là căn lán tạm vừa được dựng lên làm chỗ ở cho 5 người trong gia đình, sau khi bão làm sập hoàn toàn căn nhà cũ.
Bên cạnh những nụ cười, còn là những giọt nước mắt khi kể về hoàn cảnh cơ cực sau bão. Sau lưng chị Đinh Thị Hen (xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà) là căn lán tạm vừa được dựng lên làm chỗ ở cho 5 người trong gia đình, sau khi bão làm sập hoàn toàn căn nhà cũ.
Nụ cười đã nở lại trên gương mặt của những đứa trẻ vùng cao Sơn Hà. Trong số những món quà các em nhận hôm nay, có nhiều món quà do các bạn nhỏ cùng trang lứa ở thành phố gửi tặng.
Nụ cười đã nở lại trên gương mặt của những đứa trẻ vùng cao Sơn Hà. Trong số những món quà các em nhận hôm nay, có nhiều món quà do các bạn nhỏ cùng trang lứa ở thành phố gửi tặng.
Sau Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, sẽ có những phần quà đến với những nơi bị ảnh hưởng nặng nề sau bão lũ ở Quảng Trị, Quảng Nam. Không chỉ hỗ trợ lương thực, thực phẩm mà còn có cả cây giống, con giống, vốn…để phần nào giúp bà con ổn định sinh kế, khôi phục cuộc sống.
Sau Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, sẽ có những phần quà đến với những nơi bị ảnh hưởng nặng nề sau bão lũ ở Quảng Trị, Quảng Nam. Không chỉ hỗ trợ lương thực, thực phẩm mà còn có cả cây giống, con giống, vốn…để phần nào giúp bà con ổn định sinh kế, khôi phục cuộc sống.
Sau Quảng Ngãi, các thành viên trong nhóm cũng đặt mục tiêu sẽ tiếp tục kêu gọi để san sẻ khó khăn với các địa phương ảnh hưởng nặng bởi bão, lũ khác như Quảng Trị, Quảng Nam. Đặc biệt, đích đến của những chuyến đi này đều là vùng cao, vùng DTTS. Lý do mà các nhà báo trẻ này đưa ra cũng khá bất ngờ: “Bão lũ thì ở đâu cũng khó khăn, nhưng so với miền xuôi thì miền núi lại càng chật vật hơn. Chúng tôi đi, không chỉ vì những thứ to tát như lương tâm, trách nhiệm… mà đơn giản, để mong được thấy nhiều hơn những nụ cười…sau bão”.
 
Theo Thanh Xuân/Báo Nhà báo và Công luận

 

Các tin khác:
  • Phát động giải thưởng "Thành tựu y khoa Việt Nam" (10/11/2020-14:35)
  • Giải báo chí “Vì an ninh Tổ quốc - bình yên cuộc sống": Các tác phẩm đoạt giải đã phản ánh đậm nét truyền thống cao quý của lực lượng Công an nhân dân (10/11/2020-16:30)
  • Báo chí Bình Phước: Hành trình vươn tới! (30/10/2020-9:29)
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: Giữ ngòi bút ngay thẳng, có dũng khí và thấm đẫm nhân văn (29/10/2020-16:10)
  • Những người làm báo thầm lặng, cống hiến và sẻ chia cùng đồng bào vùng bão lũ (29/10/2020-15:41)
  • Tăng thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về cảnh báo diễn biến mưa bão (29/10/2020-8:57)
  • Thanh Hóa: Công tác báo chí đồng hành cùng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (28/10/2020-7:35)
  • Nhà báo Lê Văn Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại: " Đã là tờ báo thì không thể hạn chế tiếp cận thông tin một cách máy móc, cơ học" (24/10/2020-8:45)
  • Tổng kết, trao giải Cuộc thi viết và ảnh báo chí “Khát vọng Thanh Hóa” (24/10/2020-8:30)
  • Báo chí phải là “những người lính đi đầu” trong cuộc chiến chống Covid-19 (23/10/2020-15:14)