Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
WHO tiếp tục khuyến cáo không sử dụng Hộ chiếu vaccine (20/04/2021-15:37)
    Trong tuyên bố chung của cuộc họp lần thứ bảy của Ủy ban ứng phó tình trạng khẩn cấp của Tổ chức y tế thế giới (WHO) theo Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) về đại dịch Covid-19 công bố cuối ngày 19-4, WHO tiếp tục nhấn mạnh, các quốc gia không sử dụng chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 làm điều kiện cho đi lại quốc tế.

 (Ảnh: USATODAY)

Về vấn đề sử dụng chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 làm điều kiện đi lại quốc tế (hay còn gọi là Hộ chiếu vaccine), vốn đang là chủ đề được thảo luận hiện nay, WHO nêu rõ trong tuyên bố:

Không được sử dụng chứng nhận tiêm chủng như một điều kiện nhập cảnh, bởi bằng chứng về hiệu quả của các loại vaccine Covid-19 trong việc giảm khả năng lây truyền (virus SARS-CoV-2) vẫn còn hạn chế và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối vaccine trên toàn cầu vẫn tiếp diễn. Các thành viên được khuyến cáo thừa nhận rằng việc yêu cầu bằng chứng tiêm chủng sẽ có nguy cơ làm sâu sắc hơn tình trạng bất bình đẳng và làm gia tăng mức độ khác biệt trong tự do đi lại.

Đây không phải là lần đầu tiên WHO bày tỏ quan điểm không ủng hộ áp dụng Hộ chiếu vaccine dù đây đang là biện pháp được nhiều quốc gia/các nền kinh tế cân nhắc thực hiện để mở cửa lại đường biên sau thời gian suy thoái vì đóng cửa để ngăn chặn Covid-19.

Mới đây nhất, trong cuộc họp báo ngày 6-4, người phát ngôn của WHO Margaret Harris nêu quan điểm rằng các quốc gia không nên áp dụng Hộ chiếu vaccine vào thời điểm này bởi chưa chắc chắn về khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 của các loại vaccine Covid-19 và nhiều vấn đề quan ngại khác.

Trong tuyên bố mới nhất này, WHO cũng nêu một số vấn đề tiêm chủng trong di chuyển quốc tế khác như:

Ưu tiên tiêm phòng cho thuyền viên và tổ bay theo Tuyên bố chung về ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho thuyền viên và phi hành đoàn. Cần đặc biệt chú ý đến những thuyền viên bị mắc kẹt trên biển và những người buộc phải dừng việc nhập cảnh do các biện pháp hạn chế đi lại nhằm phòng dịch, bao gồm cả các yêu cầu về chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19, để bảo đảm rằng quyền con người của họ được tôn trọng.

Thực hiện các phương pháp tiếp cận phối hợp, giới hạn thời gian, dựa trên rủi ro và dựa trên bằng chứng cho các biện pháp y tế liên quan đến giao thông quốc tế theo hướng dẫn của WHO và các quy định của IHR. Nếu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cách ly đối với du khách quốc tế khi tới điểm đến của họ, các biện pháp này phải dựa trên những đánh giá rủi ro và cân nhắc theo hoàn cảnh địa phương.

Giảm gánh nặng tài chính cho du khách quốc tế từ các biện pháp áp dụng cho họ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng (thí dụ: xét nghiệm, cách ly/kiểm dịch và tiêm chủng), theo Điều 40 của IHR.

Chia sẻ thông tin với WHO về hiệu quả của các biện pháp y tế nhằm giảm thiểu lây truyền virus SARS-CoV-2 trong quá trình đi lại quốc tế để giúp WHO cập nhật hướng dẫn y tế dựa trên bằng chứng.

 

 

N.T (theo WHO, Reuters)/Báo Nhân dân

 

Các tin khác:
  • Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ 1,5 tỷ cho các hoạt động xã hội của Hội Nhà báo TP HCM (15/04/2021-13:04)
  • Đọc sách thời @: Sách giấy hay điện tử? (09/04/2021-19:58)
  • Dân mình đâu chỉ ăn ngon mặc đẹp? (09/04/2021-19:53)
  • Lịch nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5 (09/04/2021-9:03)
  • Khách hàng cần cảnh giác trước hành vi lừa đảo thay SIM 4G (06/04/2021-15:14)
  • Nếu 20% dân số được tiếp cận vắc xin, Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch (02/04/2021-12:29)
  • Ban hành Nghị định mới hướng dẫn Luật Căn cước công dân (01/04/2021-11:43)
  • Nuôi dưỡng văn hóa đọc (30/03/2021-12:57)
  • Phụ cấp độc hại của công chức theo quy định mới nhất (29/03/2021-19:23)
  • Từ 1/7/2021, sẽ thu hồi sổ hộ khẩu giấy khi người dân thay đổi thông tin (27/03/2021-16:51)