Nhà báo Nguyễn Anh Tú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Đàm Thanh
Trao đổi thông tin tại buổi Tọa đàm, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn thành phố đã nêu ra các vấn đề cần quan tâm, tập trung trao đổi về mục tiêu của chính sách BHTG, các đối tượng tham gia, việc điều chỉnh hạn mức BHTG, quy trình gửi tiền, việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền…
Giải đáp về các chính sách BHTG tại buổi Tọa đàm, ông Lương Trần Chung – Giám đốc Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ thông tin thêm một số nội dung về hoạt động của BHTGVN, chia sẻ tình hình triển khai chính sách BHTG trên địa bàn khu vực Đông Bắc Bộ và một số vấn đề liên quan đến giao dịch gửi tiền tiết kiệm.
Cũng theo ông Lương Trần Chung để có thể tuyên truyền chính sách BHTG một cách hiệu quả, thời gian tới rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc BHTG Việt Nam với các cơ quan báo chí và truyền thông. Từ đó, các thông tin cốt lõi về chính sách BHTG sẽ được truyền tải một cách linh hoạt, khéo léo tới đối tượng công chúng, duy trì nhận thức chung của công chúng về chính sách giúp người dân hiểu đúng hơn về chính sách BHTG.
Hiện BHTGVN có quy mô tổng tài sản gần 80.000 tỷ đồng; trong đó quy mô quỹ dự phòng nghiệp vụ trên 73.000 tỷ đồng; với số lượng tổ chức tham gia BHTG là 1.283 tổ chức; số người gửi tiền được bảo hiểm là gần 70 triệu người.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là một trong số các công cụ của Chính phủ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Ngoài chức năng chi trả tiền bảo hiểm, BHTGVN còn có các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, tham gia kiểm soát đặc biệt và cho vay đặc biệt…nhằm phát hiện, báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện rủi ro cũng như hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG khắc phục vấn đề, khôi phục hoạt động bình thường.
Theo PV/Báo NB&CL
https://congluan.vn/bao-chi-voi-vai-tro-tuyen-truyen-chinh-sach-bao-hiem-tien-gui-toi-nguoi-dan-post165790.html