Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Cần giải pháp căn cơ hơn (03/06/2022-15:01)
    Nghỉ hè nhiều đứa trẻ được bố mẹ cho về quê. Đây là môi trường để trẻ có thêm trải nghiệm, rèn luyện bản thân. Tuy nhiên chuyến về quê dài ngày có phần bất đắc dĩ của nhiều đứa trẻ trong dịp hè thường là chỉ nhằm tránh cho chúng khỏi sa đà vào những “cạm bẫy đô thị”. Việc làm này phản ánh một thực trạng, đó là nhiều người lớn đang rất lúng túng trong việc quản lý con trẻ trong những ngày hè.

 Ảnh minh họa.

Cuộc sống ngày càng có nhiều cạm bẫy đe dọa trẻ. Trong khi đó thiết chế văn hóa ở đô thị ngày càng ít đi. Nhiều không gian công cộng bị chiếm dụng vào việc sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng để tập thể dục thẩm mỹ của người lớn... Không đến trường, thiếu nơi vui chơi, nguy cơ bị dụ dỗ vào những cạm bẫy xã hội càng trở nên lớn hơn với nhiều đứa trẻ. Nhiều người thường nghĩ để tránh xa điều bức bối đó, trẻ về quê sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, cho trẻ về quê cũng chưa chắc đã đảm bảo sự an toàn. Đó là nguy cơ đuối nước, là tai nạn thương tích do vận động không được kiểm soát... Thay cho điệp khúc quen thuộc và cũng là điều đầu tiên nhiều người lớn nghĩ đến mỗi dịp hè đó là đưa trẻ về quê, hãy chủ động tạo ra một môi trường vui chơi an toàn hơn cho trẻ. Đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài.

Để hiện thực điều đó, cùng với việc nâng cao khả năng tổ chức, chất lượng các hoạt động sinh hoạt hè cho trẻ ở khu dân cư, tổ chức đoàn thanh niên cần phải tích cực tham mưu, đề xuất và kêu gọi xã hội hóa để xây dựng các công trình vui chơi cho trẻ. Việc làm này thời gian qua đã được Tỉnh đoàn phát động rộng rãi, nhưng không phải ở địa bàn dân cư nào cũng thực hiện được, nhất là khu vực đô thị.

Phát biểu tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hè năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu quan điểm: Chúng ta không chỉ có Tháng hành động vì trẻ em, mà phải luôn luôn hành động vì trẻ em.

Theo Thủ tướng, dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn những khó khăn, thách thức. Đảng, Nhà nước và tất cả chúng ta đã cố gắng nhưng không hết trăn trở, day dứt khi vẫn còn một số cháu phải đối mặt với nghịch cảnh của cuộc sống. Tình trạng trẻ bị bạo lực, xâm hại, tai nạn, nhất là đuối nước, tự tử vì trầm cảm vẫn còn xảy ra trong xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh: “Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim. Hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động”.

Vậy nên, mỗi cá nhân trong cộng đồng có ý thức, trách nhiệm với trẻ em hơn, thì điều tốt đẹp sẽ đến nhiều hơn với các em, các em mới an toàn trong chính ngôi nhà mình, ở địa bàn nơi mình sống, người lớn cũng không cần phải lo lắng đến mức chưa nghỉ hè đã nghĩ đến chuyện đưa con về quê...

Theo Tuệ Minh/Báo Thanh Hóa Điện tử

https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/can-giai-phap-can-co-hon/160346.htm

 

Các tin khác:
  • Bạo lực gia đình và những hệ lụy (31/05/2022-9:05)
  • Vấn nạn bạo lực học đường: Nỗi lo ngại không chỉ của người trong cuộc (30/05/2022-10:32)
  • Đừng “nhẹ dạ” mà “sập bẫy” lừa đảo trên mạng (27/05/2022-9:01)
  • Cảnh giác với các chiêu thức tuyển dụng việc làm theo hình thức đa cấp biến tướng (25/05/2022-10:40)
  • Nhiều sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng (24/05/2022-9:58)
  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chụp hình căn cước công dân không rõ mục đích (23/05/2022-11:06)
  • Công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất (23/05/2022-10:45)
  • Sức khỏe học đường – vấn đề cần quan tâm (20/05/2022-5:13)
  • Khi nào có thể dùng căn cước công dân có gắn chíp thay thế thẻ BHYT khám chữa bệnh? (18/05/2022-8:06)
  • Nguy cơ tai nạn giao thông từ việc lấn chiếm vỉa hè (07/05/2022-19:27)