Chủ nhật, ngày 24/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Xử lý nghiêm cuộc gọi rác, tham mưu hoàn thiện cơ sở pháp lý về sai phạm trong quảng cáo (08/05/2023-9:12)
    Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 5/5, đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ TT&TT đã giải đáp nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề xử lý sim không chính chủ, phát tán cuộc gọi rác và chế tài về xử lý sai phạm trong hoạt động quảng cáo của các nền tảng xuyên biên giới.

 Cục trưởng Cục Viễn thông - Nguyễn Thành Phúc thông tin với báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT.

6 biện pháp xử lý cuộc gọi rác

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong công tác phát hiện và xử lý các trạm thu phát sóng di động (BTS) giả phát tán tin nhắn rác, cơ quan chức năng của Bộ đã phối hợp với Cục A05, Bộ Công an phát hiện và bắt giữ 2 vụ/2 BTS giả (tại Hưng Yên, Thái Nguyên) để phát tán tin nhắn lừa đảo.

Đồng thời, các đơn vị đã mở rộng điều tra bắt 1 vụ/1 BTS giả tại Bắc Giang (trong tháng 3/2023 phát hiện và bắt 8 vụ/9 BTS giả tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Nam).

Về việc chuẩn hóa thông tin thuê bao, ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Viễn thông cho hay, sau hơn 1 tháng triển khai, đến nay đã xử lý, bao gồm chuẩn hóa, chặn 1 chiều, chặn 2 chiều và thu hồi, với hơn 3,84 triệu thuê bao thuộc tập mà các doanh nghiệp viễn thông xác định là có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, có dấu hiệu có thông tin không đúng quy định.

Trong đó, đến ngày 31/3 các nhà mạng đã khóa 1 chiều hơn 1,67 triệu thuê bao; đến ngày 15/4 có 1,15 triệu thuê bao bị khóa 2 chiều do không thực hiện chuẩn hóa lại; và đến hết 4/5 hiện còn hơn 1 triệu thuê bao thuộc tập này đang bị khoá 2 chiều. “Nếu không chuẩn hóa lại thông tin, đến ngày 15/5, những thuê bao này sẽ bị thu hồi theo quy định”, ông Nguyễn Thành Phúc cho biết.

Theo kế hoạch, trong các tháng 5, 6/2023, Bộ TT&TT sẽ tổ chức thanh tra diện rộng với sự tham gia của Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thừa nhận các cuộc gọi rác vẫn đang diễn ra, ông Nguyễn Thành Phúc khẳng định Bộ TT&TT đã và đang có những biện pháp rất kiên quyết để xử lý tình trạng này.

6 biện pháp sẽ tiếp tục được Bộ TT&TT tập trung nhằm xử lý cuộc gọi rác, gồm có chỉ đạo các nhà mạng tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao, xử lý tình trạng SIM có thông tin thuê bao không đúng quy định (gọi là SIM rác); tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an xử lý các cuộc gọi lừa đảo và điều tra, xử lý các BTS giả.

Đồng thời, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn cuộc gọi rác áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các giải pháp công nghệ tiên tiến; cung cấp cho người sử dụng các công cụ cho phép họ chủ động ngăn chặn cuộc gọi rác; ngăn chặn và xử lý vi phạm gọi điện quảng cáo vào số điện thoại thuộc danh sách không quảng cáo…

Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, sau khi chuẩn hóa thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bước tiếp theo, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý các chủ thuê bao sở hữu 10 SIM trở lên. Việc xử lý và tuyên truyền về một số vụ việc điển hình được Bộ kỳ vọng sẽ tác động mạnh tới nhận thức và góp phần răn đe các hành vi vi phạm.

Tăng cường xử phạt vi phạm trong quảng cáo  

Mới đây, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP, có trụ sở chính tại Quận 1, TP.HCM.

Quyết định nêu rõ, Công ty truyền thông WPP đã thực hiện hành vi vi phạm là đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty FrieslandCampina Việt Nam (ngày 31/12/2022) vào trang Facebook có nội dung vi phạm pháp luật, được quy định tại khoản 1 Điều 8, Luật An ninh mạng. Trước đó, hồi trung tuần tháng 3, Công ty TNHH Truyền thông MMS Việt Nam cũng đã bị Cục PT-TH và Thông tin điện tử xử phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng.

 

xu ly nghiem cuoc goi rac tham muu hoan thien co so phap ly ve sai pham trong quang cao hinh 2

Ông Lê Quang Tự Do cho biết, Bộ TT&TT đang nghiên cứu, tham mưu để hoàn thiện quy định pháp luật về quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới.

 

Xung quanh vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục PT-TH và Thông tin điện tử cho biết, năm qua Cục đã tiến hành xử phạt hơn 20 công ty quảng cáo sai phạm. Công tác chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đặc biệt trên các nền tảng xuyên biên giới được tuyên truyền rộng rãi đến các đại lý quảng cáo và nhãn hàng tại Việt Nam. Vừa rồi, Cục cũng đã có hàng loạt động thái để chấn chỉnh việc này cũng như hướng lái dòng tiền quảng cáo về những nền tảng sạch.

Ông Lê Quang Tự Do thông tin, trong thời gian qua có một hiện tượng đáng lo ngại là rất nhiều doanh nghiệp trong nước book quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới và bị gắn vào những nội dung bẩn, thậm chí cả những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp.

Về cơ sở pháp lý để xử lý những nền tảng xuyên biên giới, theo ông Tự Do đây thực sự là một vấn đề khó. Hiện nay, chưa có một cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý các nền tảng xuyên biên giới mà không có tư pháp, pháp nhân tại Việt Nam.

Gần đây, Bộ TT&TT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 71 bổ sung, sửa đổi Nghị định 06 về quản lý phát thanh, truyền hình.

"Đây là lần đầu tiên cũng là một bước tiến mới, chúng ta có được một quy định chế tài về xử lý những OTT - nhà cung cấp xuyên biên giới về PT-TH mà không có giấy phép hoạt động PT-TH tại Việt Nam. Các nền tảng xuyên biên giới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như Netflix, Apple TV, Amazon…chúng tôi đều yêu cầu phải đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam, nếu muốn cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam và nếu không, chúng tôi sẽ xử phạt thậm chí cấm hoạt động tại Việt Nam. Đối với lĩnh vực về mạng xã hội, về cung cấp các hoạt động, nội dung khác thì hiện nay chưa có cơ sở pháp lý, Bộ TT&TT đang nghiên cứu, tham mưu để hoàn thiện quy định pháp luật này", ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.

Theo Phan Hoà Giang/Báo NB&CL

https://www.congluan.vn/xu-ly-nghiem-cuoc-goi-rac-tham-muu-hoan-thien-co-so-phap-ly-ve-sai-pham-trong-quang-cao-post246510.html

 

Các tin khác:
  • Hơn 100 phóng viên đưa tin các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (08/05/2023-9:09)
  • Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu làm rõ dấu hiệu cản trở phóng viên tác nghiệp tại Hưng Yên (04/05/2023-14:37)
  • Nghệ An: Bắt 3 đối tượng giả danh nhà báo, phóng viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản (03/05/2023-18:10)
  • Con đường báo chí đang đi chắc chắn đồng hành với trí tuệ nhân tạo (02/05/2023-17:48)
  • Phát động cuộc thi viết 'Vượt lên số phận' lần thứ VI (29/04/2023-17:14)
  • Nhà báo phóng viên viết về lĩnh vực văn hóa: Có thật sự dễ dàng? (22/04/2023-19:24)
  • Văn hoá phải từ mỗi người làm báo, xây dựng văn hoá là xây dựng con người (22/04/2023-19:20)
  • Cuộc thi Sống đẹp lần III mở rộng hạng mục cho nhà sáng tạo nội dung số (22/04/2023-19:15)
  • Khi nhà báo gắn kết cộng đồng, lan tỏa những hành động nhân ái (21/04/2023-14:27)
  • Doanh thu báo chí 2023: Gia tăng nhiều lo ngại! (21/04/2023-14:13)