Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Nâng cao kỹ năng viết bài về phòng, chống tham nhũng cho phóng viên, biên tập viên (28/11/2017-8:57)
    Chiều 27-11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã tổ chức buổi tập huấn kỹ năng viết bài đấu tranh, phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực cho biên tập viên, phóng viên báo chí.
Toàn cảnh buổi tập huấn.

Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí thông tin về vấn đề này còn thiếu chính xác, thiếu khách quan, đôi khi đứng nhầm vai, điều tra thay cơ quan chức năng, gây khó khăn cho cơ quan bảo vệ pháp luật. “Nhiều vụ việc báo chí phát hiện, nêu ra nhưng lại không được đeo bám đến nơi, đến chốn. Một số bài viết quan điểm và hình ảnh đưa ra chưa thật sự chặt chẽ đã bị các thế lực xấu lợi dụng, vô tình làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế”, ông Đoàn Công Huynh nhấn mạnh.

Tại buổi tập huấn, ông Phí Ngọc Tuyển, Phó cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã trình bày bài tham luận về chủ trương, chính sách, nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực thời gian qua. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 30 nghị định, quyết định, chỉ thị về PCTN. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã ban hành 42.168 văn bản mới; sửa đổi, bổ sung trên 55.416 văn bản để thực hiện Luật PCTN. Khởi tố hơn 2.500 vụ án tham nhũng, số tiền tham nhũng là 59.750 tỷ đồng và trên 400ha đất. Số tiền thu hồi cho Nhà nước hơn 4.600 tỷ đồng và trên 219ha đất.

Để PCTN, tiêu cực, theo ông Phí Ngọc Tuyển, cần khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN nhằm thể chế hóa đầy đủ các giải pháp PCTN; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, truy tố, xét xử; đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp hội, các cơ quan báo chí, truyền thông về PCTN.

Cũng tại buổi tập huấn, nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong đã chia sẻ kinh nghiệm viết về PCTN trên báo chí. Theo nhà báo Phùng Công Sưởng, để tìm kiếm nguồn tin và thẩm định nguồn tin, cần xác định nguồn tin này có liên quan gì với vấn đề triển khai, tính chính danh của nguồn tin có bảo đảm, động cơ nào mà nguồn tin chịu cung cấp cho nhà báo, cần kiểm tra qua các kênh khác nhau về nguồn tin. Khi thể hiện bài điều tra cần chừng mực, tiết chế, biết mười nói sáu; không để cảm xúc chi phối trong câu từ; ngôn ngữ dễ hiểu, chuẩn mực; đưa ra các luận chứng, luận cứ chặt chẽ, logic; sử dụng thủ pháp so sánh tạo sự hấp dẫn…

Theo La Duy/Báo QĐND

 

Các tin khác:
  • Quyền lực báo chí suy giảm vì mạng xã hội, công nghệ (27/11/2017-10:46)
  • Đừng bao giờ đặt cá nhân mình lên trên tờ báo! (23/11/2017-16:31)
  • Đẩy mạnh hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Trung Quốc (22/11/2017-7:43)
  • Trao giải tác phẩm báo chí xuất sắc về quá trình hội nhập của Việt Nam (22/11/2017-7:41)
  • “Việt Nam không có chế độ kiểm duyệt báo chí” (21/11/2017-7:55)
  • 11 bí quyết để trở thành nhà báo giỏi (21/11/2017-7:51)
  • Không có chuyện truyền hình thương mại lấn lướt truyền hình công (18/11/2017-11:59)
  • “Cần đặc biệt đảm bảo an toàn cho phóng viên tác nghiệp vùng lũ (10/11/2017-14:46)
  • Trăn trở về những cốt lõi diệt trừ “giặc nội xâm” (10/11/2017-8:07)
  • VietnamPlus ra mắt chuyên trang đặc biệt về APEC Vietnam 2017 bằng 3 ngôn ngữ (10/11/2017-8:06)