Thứ ba, ngày 07/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đường phố:
Khả thi đến đâu? (06/10/2018-17:42)
    (NLBTH) - Một phóng sự truyền hình phát sóng trên VTV1 mới đây cho biết sản lượng của một số thương hiệu đồ ăn nhanh ở Việt Nam sụt giảm tới 30% trong những năm gần đây, trong khi đó thức ăn đường phố lại tăng tới 70%.

 Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Lý giải về vấn đề này nhiều người tiêu dùng cho biết họ chọn thức ăn đường phố không hẳn bởi rẻ hơn, mà quan trọng là tiện lợi. Họ có thể dừng xe ở vỉa hè để mua đồ, thậm chí là ngồi trên xe để ăn và trả tiền.

Khi chọn sự tiện lợi, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng mặc nhiên chấp nhận việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho chính mình.

Khi mà cuộc sống ngày càng trở nên gấp gáp, thói quen tiêu dùng dễ dãi có ở mỗi người, cũng chính là môi trường thuận lợi để sự tùy tiện, dối lừa trong sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố có cơ hội phát triển.

Đã có những sự cố đáng tiếc từ loại thức ăn đường phố đã xảy ra, và những ẩn họa mới tiếp tục rập rình. Thế nhưng bởi thói quen tiêu dùng cẩu thả, thiếu nhận thức của cả người cung cấp lẫn người tiêu dùng, thức ăn mất vệ sinh an toàn thực phẩm trên phố, những hàng quán nhếch nhác trên vỉa hè đi kèm sự phục vụ không đảm bảo vẫn tồn tại như một phần tất yếu của đô thị.

Việc kinh doanh tùy tiện này đang được hy vọng thay đổi khi Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018.

Nghị định này có riêng một điều quy định mức xử phạt với hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Theo đó mức phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng được áp dụng với một trong các hành vi sau: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Mặc dù đã có chế tài để xử lý, nhưng chưa biết Nghị định này sẽ được thực hiện như thế nào trong cuộc sống khi đang thiếu đi sự tham gia của chính người tiêu dùng.

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với loại hình kinh doanh có tính di động này lâu nay được ủy quyền cho chính quyền cấp xã, phường. Thế nhưng trên thực tế không phải ở địa bàn nào việc kiểm tra, xử lý vi phạm cũng được chú trọng thực nhiện nghiêm túc và đầy đủ. Một sinh kế bình dân gắn liền với những người lao động rất khó khăn ngay trên địa bàn, thậm chí trong số đó có người bất chấp trong kinh doanh, dẫn đến việc xử lý của địa phương cũng đang gặp không ít khó khăn, thậm chí có những ngoại lệ.

Một hy vọng cho vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố được thắp lên, nhưng vẫn cho thấy những lo lắng.

Lam Vũ 

 

Các tin khác:
  • Chấm dứt việc vận dụng trong bổ nhiệm cán bộ (02/10/2018-8:23)
  • Nhà văn hóa “chết”! (30/09/2018-20:19)
  • Hiệu quả đến đâu? (25/09/2018-8:41)
  • Để hạn chế bớt việc… “con gà tức nhau tiếng gáy” (23/09/2018-8:04)
  • Trăng sáng trên vùng lũ (21/09/2018-18:34)
  • Lựa chọn… con đường cụt! (17/09/2018-9:00)
  • Cấm món khoái khẩu và chuyện văn hóa ứng xử của người Việt (16/09/2018-8:37)
  • Để đường dây “nóng” không bị “lạnh” (13/09/2018-8:07)
  • Ngăn chặn sự tự tung, tự tác (11/09/2018-7:44)
  • Căn cốt vẫn là đổi mới người thầy (10/09/2018-10:15)