Thứ sáu, ngày 26/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Công tác hội
Cần có ranh giới phân biệt giữa nhà báo và người sử dụng MXH (12/10/2018-9:42)
    "Cần có ranh giới phân biệt rõ ràng giữa nhà báo và người dân sử dụng mạng xã hội" - Nhà báo Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đã khẳng định như vậy khi góp ý vào dự thảo bản “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam”.
Nhà báo Phạm Văn Thành.

Mạng xã hội (MXH) phát triển như vũ bão hiện nay tạo ra thách thức với các cơ quan báo chí, nhưng cũng là cơ hội đối với những người làm báo để tiếp cận gần hơn với công chúng và khai thác được nguồn tin từ mạng xã hội. Bên cạnh tác nghiệp, việc nhà báo sử dụng MXH để chia sẻ và đăng tải thông tin, bày tỏ quan điểm về các vấn đề xã hội là khá phổ biến. Trang cá nhân của mỗi nhà báo đều có một lượng độc giả và sức lan tỏa nhất định, thậm chí, có người có đến cả chục ngàn người theo dõi, có sức ảnh hưởng xã hội đáng kể. Tuy nhiên, trong rừng thông tin đã có nhiều thông tin sai sự thật, không được kiểm chứng đã được đưa đến cho công chúng tạo nên sự sai lệch trong tiếp cận thông tin, không chỉ vậy nhiều nhà báo sử dụng mạng xã hội tuyên truyền khác với thông tin chính thống trên chính cơ quan báo chí của mình, điều này không chỉ làm ảnh hưởng không ít đến uy tín cá nhân họ mà còn ảnh hưởng đến uy tín của tòa soạn. Chính vì vậy cần có ranh giới phân biệt rõ ràng giữa nhà báo và người dân sử dụng MXH.

Việc HNBVN xây dựng bản “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo, hội viên HNBVN” để cụ thể hóa Điều 5 trong 10 điều Quy định đạo đức người làm báo Việt Nam nêu rõ nhà báo cần “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”. Tôi cho rằng đây là việc hết sức cần thiết với đời sống báo chí cả nước. Theo tôi nghĩ, trong bản quy tắc nên hướng tới những nội dung: Một là những thông tin đưa lên MXH phải được kiểm chứng rõ ràng, cần có chọn lọc thông tin, không đưa những nguồn tin thất thiệt; hai là nhà báo có trách nhiệm thông báo cho cơ quan của mình về tài khoản định danh trên MXH, tham gia MXH với vai trò là nhà báo; ba là việc thể hiện quan điểm trên MXH phải nhất quán với quan điểm trên báo, bởi dù bài viết đăng tải ở đâu thì vẫn phải đảm bảo tiêu chí trung thực, khách quan.

Bản Quy tắc này chỉ nên mang tính định hướng, nếu để nhà báo thực hiện một cách tự nguyện sẽ giúp họ sử dụng MXH tốt hơn, chứ theo tôi nghĩ không nên cấm đoán. Trong kỷ nguyên số, mỗi nhà báo phải tự ý thức luôn tự rèn luyện bản thân, tự trang bị cho mình kiến thức sâu rộng, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, để từ đó góp phần mang đến cho độc giả cái nhìn đúng đắn, lành mạnh về những vấn đề mà họ quan tâm.

Theo Huy Hoàng/Báo Nhà báo và Công luận

 

Các tin khác:
  • Báo chí địa phương và thách thức trong thời đại 4.0 (11/10/2018-14:07)
  • Thực hiện nhưng phải có lộ trình, bước đi phù hợp (27/09/2018-11:44)
  • Tránh luật hóa những vấn đề thuộc đạo đức (26/09/2018-11:33)
  • Khuyến khích nhà báo tham gia MXH trách nhiệm, chuẩn mực với tư cách và phẩm chất của người làm báo (26/09/2018-11:30)
  • “Bản Quy tắc cần giúp người làm báo đón nhận, tham gia MXH một cách bản lĩnh, tích cực nhất” (24/09/2018-8:34)
  • Cần nhìn nhận “chuẩn” về vai trò của Hội Nhà báo để có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả (07/09/2018-7:55)
  • Tăng cường lãnh đạo chuyên trách và “trẻ hóa” đội ngũ cán bộ quản lý của tổ chức Hội (06/07/2018-21:01)
  • Cán bộ chủ chốt quyết định hiệu quả và vị trí của Hội (29/06/2018-8:37)
  • Đạo đức nghề báo trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 (26/06/2018-10:58)
  • Xây “mái nhà chung” cho người làm báo thường trú (25/06/2018-10:44)