Thứ tư, ngày 01/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Vết xe đổ phải tránh (01/11/2018-18:56)
    (NLBTH) - Trường THPT Nguyễn Trãi, T.P Thanh Hóa vừa kỷ luật nhóm học sinh dùng tài khoản trên facebook để nói xấu giáo viên, nhà trường. Vụ việc bị phát hiện sau khi giáo viên thu giữ điện thoại của học sinh vi phạm. Nhà trường đã mời phụ huynh học sinh đến cung cấp thông tin và yêu cầu học sinh viết tường trình.
Trường THPT Nguyễn Trãi, nơi vừa diễn ra việc xử lý kỷ luật 7 học sinh

Theo lãnh đạo nhà trường mức độ vi phạm là không thể chấp nhận được, nhưng hầu như nhóm học sinh này không có hành động hối lỗi, tiếp tục vi phạm nề nếp trong giờ học. Hội đồng kỷ luật của Nhà trường đã xem xét, kỷ luật 7 học sinh ở mức buộc nghỉ học 1 năm đối với 3 học sinh, 1 tuần đối với 4 học sinh khác và 1 học sinh bị cảnh cáo.

Việc kỷ luật nhóm học sinh này nhận được sự đồng tình của nhiều người, đem theo hy vọng góp phần răn đe, lập lại trật tự, kỷ cương, nề nếp học đường đang được xem là vấn đề báo động hiện nay.

Tuy nhiên án phạt cũng nhận được những ý kiến khác, cho rằng nếu giáo viên thấu lý, đạt tình, đủ kiên nhẫn, thì không nên đuổi học trò. Đuổi học trò là bước đường cùng, đồng nghĩa nhà trường chấp nhận bất lực trước cái xấu.

Có ý kiến dưới góc nhìn pháp luật cho rằng, việc giáo viên xem nội dung có tính riêng tư của học sinh là vi hiến. Khoản 2, điều 21 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Điều 38 Bộ Luật dân sự hiện hành cũng quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Xung quanh mỗi án phạt thường có những ý kiến khác nhau, quan trọng là người trong cuộc ứng xử như thế nào cho phù hợp. Các trường học khác cũng cần nhìn vào, xem đó là một bài học quý.

Xưa nay trước khi thực hiện kỷ luật chúng ta đều có những hình thức giáo dục, thuyết phục, và đều cần thời gian nhất định, cách làm phù hợp. Điều này càng trở nên cần thiết ở môi trường sư phạm.

Phương châm quản lý giáo dục ở Việt Nam là kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Nhà trường cần phối hợp đầy đủ với gia đình sử dụng hết biện pháp giáo dục, và sử dụng tối đa tác động từ các tổ chức xã hội để thuyết phục thay đổi nhận thức, hành vi của người vi phạm, mới là điều cần.

Một đất nước phát triển đương nhiên là đất nước có hệ thống pháp luật đầy đủ và được thượng tôn. Nhưng chúng ta đều biết, việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật chỉ là biện pháp bắt buộc cuối cùng.

Mặc dù sáng nay - ngày 1/11/2018 Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo Trường THPT Nguyễn Trãi thu hồi các quyết định kỷ luật, một sự sửa sai kịp thời, nhưng dư âm buồn từ việc xử lý này chắc sẽ còn mãi với những học sinh và người thân của các em. Một “vết  xe đổ” mà các cơ sở giáo dục phải tránh.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Cơ hội soi sửa mình (29/10/2018-8:52)
  • Khu phố ngập nước (27/10/2018-23:42)
  • Không lo lắng thụ động (21/10/2018-10:53)
  • Con đường đi học (21/10/2018-19:51)
  • Tránh vết xe đổ (15/10/2018-13:30)
  • Chiếc nắp cống trách nhiệm (14/10/2018-12:09)
  • Thắp lửa nhân tâm (12/10/2018-9:53)
  • Khả thi đến đâu? (06/10/2018-17:42)
  • Chấm dứt việc vận dụng trong bổ nhiệm cán bộ (02/10/2018-8:23)
  • Nhà văn hóa “chết”! (30/09/2018-20:19)