Thứ tư, ngày 15/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Nhận diện thêm một kiểu nịnh bợ (23/01/2019-15:48)
    (NLBTH) - Chủ đề “nịnh bợ” đang được đề cập khá nhiều sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1847/QĐ-TTg, ngày 27/12/2018 phê duyệt Đề án văn hoá công vụ, trong đó chỉ ra rằng: “Đối với lãnh đạo cấp trên, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng chỉ đạo, điều hành phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng”…
Tranh chỉ có tính minh hoạ, từ internet

Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm siết lại kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng nếp sống văn hóa công sở, từ đó đòi hỏi chúng ta phải nhận diện đầy đủ để thực hiện hiệu quả.

Có một thực tế ở nhiều công sở trong thời gian qua là không có nhiều người tuân thủ thứ bậc để thực hiện tốt công việc được phân công, trong khi lại có không ít người chỉ lo làm sao để giữ được thứ bậc (chức vụ) của mình là chính. Thay cho việc phải cống hiến, thì họ lại nghĩ đến chuyện nịnh nọt, sống đẹp lòng người khác.

Nịnh nọt không nhất thiết là phải nói ra lời bùi tai, làm những điều đẹp mắt. Có những kiểu xu nịnh khá khéo léo, được xếp thành một loại bệnh chẳng gây chết ai, nhưng lại làm thủ tiêu tinh thần đấu tranh, phê bình. Lạm dụng điều đó cũng chính là đang mắc vào… “bệnh nịnh”. Trong nhiều bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, chúng ta thường thấy những từ được dùng khá giống nhau đó là “trong đấu tranh, phê bình còn có sự nể nang, né tránh”…

Vì sao lại phải như thế? Nể nang không đúng lúc, không đúng đối tượng, dễ dàng chấp nhận yêu cầu của những người cùn lỳ để được việc cho riêng mình, thì chính là sự thu mình nịnh bợ. Lẽ ra phải đưa ra chính kiến, sự can ngăn kịp thời khi thấy cấp trên làm sai. Lẽ ra phải nghiêm khắc xử lý khi thấy cấp dưới làm không được việc, nhưng nhiều người lại xuê xoa, dĩ hòa vi quý…

Đó không còn là cách sống nữa, mà đã hình thành sự cố ý để lấy lòng người khác nhằm lấy phiếu tín nhiệm khi cần, nhằm tránh bị “moi” tội…

Rõ ràng có rất nhiều điều sâu sa chúng ta có thể nhìn ra từ cái cách kiểm điểm tưởng như rất thành thật ấy.

Chúng ta đã nói nhiều đến “bệnh nịnh”, nhưng cần phải nhận diện đầy đủ, có góc nhìn nhìn đa chiều về các biểu hiện của “bệnh nịnh”, để có sự đấu tranh mạnh mẽ hơn nhằm sớm loại bỏ thói nể nang, căn bệnh né tránh của cán bộ, công chức góp phần thực hiện hiệu quả Đề án văn hóa công vụ mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.

An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Quyết tâm chống pháo nổ (21/01/2019-8:53)
  • Cuối năm, tái phát bệnh cũ (18/01/2019-10:25)
  • Thuốc trị “bệnh” nịnh (16/01/2019-10:48)
  • Từ hình ảnh dòng người đi “trả lễ” cuối năm và giấc mơ về sự sòng phẳng (15/01/2019-10:28)
  • Chấn chỉnh để nâng tầm công tác cán bộ (14/01/2019-12:08)
  • Kiểm soát nạn “vô lăng kích thích”: Chờ hiện thực quyết tâm (11/01/2019-8:22)
  • Gian dối âm phần (08/01/2019-17:44)
  • Cuộc chiến vực dậy niềm tin (07/01/2019-1:25)
  • Chạm đích gần, chờ đích xa (03/01/2019-21:49)
  • Kỳ vọng vào du lịch (02/01/2019-5:03)