Thứ ba, ngày 14/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đảm bảo tiện ích để pháp luật về môi trường đi vào cuộc sống (28/11/2016-10:46)
    (NLBTH) - Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành sau 2 tháng nữa đang tạo ra sự chú ý và cả lo lắng đối với người dân.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Lâu nay người dân có thói quen tùy tiện xả thải ra môi trường sống, phần vì tiếc tiền phí, cả vì thiếu những điểm dịch vụ cần thiết để họ tham gia. Một thói quen ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống, sự văn minh của cộng đồng, làm xấu đi hình ảnh đô thị, nhất là trong mắt người du khách và nhà đầu tư.

Từ ngày 1/2/2017 tức là bắt đầu từ ngày mùng 5 tết Đinh Dậu thói quen ấy sẽ bị xử phạt nặng theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Theo đó, hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 - 3 triệu đồng. Một số hành vi vi phạm khác rất phổ biến trong sinh hoạt thường ngày của người dân cũng sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính theo nghị định này như: vứt tàn, mẫu thuốc lá không đúng nơi quy định bị phạt từ 500.000 dồng đến 1 triệu đồng; vứt rác thải bừa bãi tại khu chung cư, thương mại bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi vứt rác thải lên vỉa hè, đường phố, hệ thống thoát nước sẽ bị xử phạt từ 5 - 7 triệu đồng.

Một mức xử phạt nặng nhằm bảo vệ môi trường sống chắc chắn sẽ được nhiều dân có ý thức hoan nghênh, nhưng cũng sẽ đặt ra vấn đề không nhỏ với cơ quan chức năng. Lâu nay nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam khi ban hành được hy vọng rất nhiều, nhưng khi đi vào thực thi thì hiệu quả đem lại không cao. Tình trạng người dân nhờn luật, vô cảm với pháp luật, thậm chí có một bộ phận bất chấp pháp luật đang trở nên phổ biến. Liên quan đến vấn đề môi trường, quy định cấm hút thuốc lá ở nơi cộng cộng từng được nhiều người dân đón nhận và hy vọng, nhưng đã không trở thành thực tế ở rất nhiều nơi trong cả nước. Vấn đề đặt ra là đi kèm với pháp luật cần phải có lực lượng thực thi pháp luật đủ mạnh và có trách nhiệm để xử lý vi phạm - một điều không dễ ở Việt Nam, càng không dễ khi cơ sở dịch vụ để người dân thực hiện các hành vi bị cấm ở nơi công cộng không nhiều, nếu không muốn nói là chưa có ở nhiều nơi hoặc có nhưng không mở cửa.

Vấn đề đặt ra, đó là bên cạnh việc tăng cường lực lượng giám sát vi phạm, cần hơn là phải tăng cường xây dựng điểm dịch vụ để người dân thực hiện việc xả thải ra môi trường. Rác thải có thể đi đến nơi quy định để bỏ, nhưng việc tiểu tiện, đại tiện đối với người tham gia giao thông trên đường hoặc vui chơi ở những nơi cộng cộng không thể chờ di chuyển đến nơi có điểm dịch vụ để thực hiện được.

Cần thiết phải thay đổi nhận thực cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, nhưng cũng cần phải đảm bảo sự tiện ích trong việc xả thải của người dân mới mong pháp luật về môi trường đi vào cuộc sống.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Cần trang bị thêm những “chiếc cần câu” (28/11/2016-10:44)
  • Ứng xử có trách nhiệm với di sản (21/11/2016-7:40)
  • Tôn vinh đúng cách (18/11/2016-9:25)
  • Quyền lực tự phát (14/11/2016-7:40)
  • Loại bỏ tư duy “ngắn hạn” (11/11/2016-7:40)
  • Nhìn vào một quyết định mạnh để thiết lập kỷ cương (07/11/2016-7:56)
  • Chọn việc cấp bách để làm (04/11/2016-7:55)
  • Để không còn “vùng cấm” (31/10/2016-8:29)
  • Thay đổi tư duy về “của công” (28/10/2016-10:18)
  • Báo chí cách mạng không thể là công cụ cho nhóm lợi ích (24/10/2016-7:51)