Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Trùng tu, tôn tạo di tích, danh thắng:
Phải đặt luật trên lệ (28/12/2016-6:44)
    (NLBTH) - Công tác trùng tu, tôn tạo di tích, danh thắng ở nhiều nơi trên địa bàn Thanh Hóa đang thực hiện không đúng quy định gây nên những bức xúc trong dư luận và sự lãng phí, tốn kém không đáng có.
Di tích cần được trùng tu đúng cách để giữ lại giá trị nguyên gốc
(ảnh chỉ có tính minh họa)

Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, cũng đã nhiều lần được đưa ra chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Trong báo cáo số 3258/BC-SVHTTDL, ngày 2/12/2016 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã chỉ ra tình trạng có những nơi, những lúc chức năng giám sát của cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ không được đề cao, nhiều khi chỉ là hình thức.

Một trả lời thẳng thắn, nhận diện được phần nào vấn đề, qua đó bộc lộ ra những yếu kém trong lĩnh vực này.

Di sản văn hóa là sản phẩm của cha ông để lại, cần được bảo tồn, tôn tạo đúng cách và phát huy tác dụng. Mọi sai lệch giá trị nguyên gốc đều là sự hủy hoại, và không thể cứu vãn. Di sản văn hóa không phải là con đưởng, là ngôi nhà bằng bê tông hiện đại, hay vật dụng thông thường để làm sai có thể phá đi xây lại.

Chùa Đô Mỹ ở xã Hà Tân Hà Trung, chùa Hàn Sơn ở xã Nga Điền, Nga Sơn là những điển hình tu bổ, tôn tạo sai quy định, sai vị trí. Bên cạnh đó là một số di tích khác đầu tư chậm, đầu tư không hiệu quả đang tạo ra sự xấu xí và bức bí trong bức tranh văn hóa. Nguyên nhân được cho là chủ đầu tư và chính quyền địa phương có tư tưởng muốn tu bổ, phục hồi di tích với xu hướng hoành tráng, rộng lớn hơn, mà không quan tâm đến yếu tố gốc của di tích.

Vẫn biết ý chí chủ quan là thế, nhưng có là mong muốn nào, thì cũng phải trong khuôn khổ. Việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích, danh thắng đều phải có thiết kế, nằm trong quy hoạch, được cơ quan quản lý về lĩnh vực văn hóa thẩm định, thỏa thuận. Những công trình này không phải cái kim, con kiến để có thể chui lọt "hàng rào" quản lý, giám sát. Cơ quan quản lý văn hóa có chân rết đến tận xã, phường thông qua hệ thống công chức văn hóa. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có lực lượng thanh tra, có cơ quan chuyên môn về lĩnh vực di sản, thế nhưng vẫn sai phạm, khiến nhiều người không khỏi hoài nghi.

Luật Di sản văn hóa đã được ban hành nhiều năm nay, thế nhưng dường như ở nhiều nơi Luật vẫn là thứ gì đó xa lạ, người ta thực hiện theo lệ, theo thói quen, sự nể nang và tình cảm.

Việc cấp bách đặt ra là phải sớm có biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng đem lệ lặt lên trên luật, mới hy vọng lập lại trật tự trong việc trùng tu, tôn tạo di tích ở một số địa phương trong tỉnh, cũng nhằm tránh đi việc cơ quan quản lý Nhà nước ở lĩnh vực này phải trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Không lợi dụng danh nghĩa để chè chén, biếu xén (23/12/2016-9:54)
  • Để quy hoạch không còn là “tấm áo vá” (19/12/2016-12:19)
  • Bảo vệ quyền của người nộp phí (16/12/2016-15:40)
  • Văn hóa từ chức, khó mấy cũng làm! (14/12/2016-10:06)
  • Giảm đi để mạnh hơn (13/12/2016-14:32)
  • Tăng cường ý thức, nâng cao trách nhiệm đảng viên (11/12/2016-9:10)
  • Cử tri chờ đợi và kỳ vọng (04/12/2016-17:03)
  • Để góp phần nâng cao hình ảnh người Thanh Hóa (02/12/2016-10:32)
  • Đảm bảo tiện ích để pháp luật về môi trường đi vào cuộc sống (28/11/2016-10:46)
  • Cần trang bị thêm những “chiếc cần câu” (28/11/2016-10:44)