Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Giảm biên chế:
Cần từ bỏ tư duy “đất cấm” và “trời riêng” (25/08/2017-9:02)
    (NLBTH) - Giảm biên chế là vấn đề đang được hết sức quan tâm, tuy nhiên có thực trạng lâu nay là, nói đến giảm biên chế ai cũng đồng tình, nhưng khi nhắc đến cơ quan, tổ chức, địa phương mình thì không ai đồng ý giảm.

Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, mới chỉ giảm được 1,1% biên chế hành chính và sự nghiệp công.

Dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2016” trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 13 vừa diễn ra cho thấy, việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước đã đạt những kết quả quan trọng, tuy vậy vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhận thức chưa đầy đủ, chưa có bản lĩnh “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, đặc biệt là đối với các công việc liên quan đến tổ chức bộ máy, liên quan đến con người cụ thể. Hệ thống thể chế về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện nhưng vẫn chưa thật đồng bộ, còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất. Theo đó, tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ còn nặng nề, nhiều đầu mối, số đơn vị trực thuộc tăng lên với nhiều đơn vị có tư cách pháp nhân dẫn đến tình trạng “bộ trong bộ”. Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện chưa được hoàn thiện theo hướng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và phù hợp với đặc điểm của địa phương, mà cơ bản được tổ chức đồng nhất, thậm chí là “cào bằng” như nhau. Cơ cấu tổ chức bên trong của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh còn cồng kềnh, trung bình một cơ quan có 8,1 phòng và tương đương trực thuộc.

Biên chế liên quan đến con người, đến chế độ, và đằng sau con người là tình cảm. Biên chế Nhà nước ở mỗi cơ quan, đơn vị căn cứ vào số lượng được giao và năng lực chuyên môn để tuyển dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có không ít biên chế xuất phát từ con đường tình cảm, do quan hệ. Khi đã trở thành biên chế Nhà nước khó để giảm, bởi giảm dễ “đụng chạm”.

Một thực trạng nữa, đó là lâu nay việc xây dựng đề án vị trí việc làm ở một số cơ quan, đơn vị thường có việc xin thêm chức năng, xin tăng thiết chế bộ máy, đi kèm là xin tăng biên chế. Gần như cơ quan nào cũng đưa ra sự cần thiết và thứ được gọi là “đặc thù” để thuyết phục cơ quan cấp trên, thành ra biên chế giảm chỗ này lại phình ra chỗ kia.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW chúng ta mới chỉ giảm được 1,1% biên chế hành chính và sự nghiệp công, có nghĩa từ nay đến năm 2021 còn phải giảm tới 8,9% biên chế. Đây là một thách thức không nhỏ, nếu như chúng ta vẫn nguyên suy nghĩ giảm biên chế là cần, nhưng đừng động chạm gì đến đơn vị mình, đến cá nhân mình.

Anh Vũ


 

Các tin khác:
  • Lòng tự trọng và sự kính trọng (21/08/2017-16:28)
  • Cần phải căng sức, gồng mình (18/08/2017-8:10)
  • Điểm mờ của văn hóa báo chí (16/08/2017-7:56)
  • An toàn lao động không chỉ là khẩu hiệu (14/08/2017-22:00)
  • Đi nhanh, và đi xa... (14/08/2017-9:06)
  • Giữ “vàng” đúng cách (11/08/2017-7:17)
  • Lòng tin đang bị đánh cắp... (08/08/2017-8:05)
  • Tháo “nút thắt” cho kinh tế tư nhân (07/08/2017-7:47)
  • Mạng xã hội và thông tin hữu ích (02/08/2017-7:36)
  • Bình đẳng trong tham gia giao thông và câu chuyện người quê, người phố... (31/07/2017-14:23)