Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Chế tài mạnh cần có quyết tâm cao (15/09/2017-8:17)
    (NLBTH) - Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày15/9 hy vọng sẽ góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao trách nhiệm cho người nuôi chó.
Người nuôi cho cần thay đổi tư duy nuôi, thả vì lợi ích của họ, lớn hơn là vì cộng đồng
(hình ảnh chỉ có tính minh họa)

Tình trạng thả chó ra môi trường công cộng lâu nay không bị coi là vi phạm, bởi thế không chỉ làm mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, còn để lại hậu quả nặng nề khi có rất nhiều người bị chó cắn, nhiều tai nạn giao thông liên quan đến chó. Ở nước ngoài chó bị quản lý chặt và xử phạt nặng nếu vi phạm.

Việc xử phạt người nuôi thả chó sai quy định và không tiêm phòng cho chó là một bước tiến đáng nói trong lĩnh vực thú y. Tiền tiêm vaccin phòng dại cho chó không quá nhiều nhưng rất nhiều người đã không chịu chi tiền cho việc này dẫn đến nhiều chó, mèo bị nhiễm virus dại. Tương tự, mỗi lần đưa chó đi vệ sinh không mất quá nhiều công sức, nhưng chủ nhân của nó không đi cùng dẫn đến chó tùy tiện gây hại cho môi trường. Đó là ý thức của con người, và người nuôi chó phải thay đổi, trước tiên vì chính lợi ích của họ, lớn hơn là vì cộng đồng.

Theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ chịu mức phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng. Chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo bị phạt tới 300.000 đồng. Đối với trường hợp chó cắn, cào người khác thì chủ phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định. Đối với trường hợp người thả rông chó trong thành phố, nơi công cộng hoặc để vật nuôi gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt từ cao nhất đến 1.000.000 đồng. Với những trường hợp chó dữ tấn công gây tổn hại sức khỏe, tài sản cho người khác thì chủ chó sẽ phải bồi thường tùy theo mức độ thiệt hại.

Lâu nay có nghịch lý là chó cắn người thường bị chủ nhân phủi tay cho rằng chó là con vật nên không kiểm soát được. Chó gây tại nạn giao thông chủ của nó không những không đền bù cho phương tiện và người bị tai nạn, thậm chí còn gây áp lực đòi đền bù vật chất cho chó. Một ý thức xấu đang được hy vọng sẽ thay đổi thông qua xử phạt nặng. Nhiều người dân chờ đợi hiệu lực của quy định này, và còn chờ đợi hơn sự nghiêm minh, quyết liệt trong thực thi.

Hiện nay ở một số đô thị lớn Chi cục thú y đã thành lập đội bắt giữ chó thả rông, sau 72 giờ nếu không có người nhận sẽ tiêu huỷ nếu có dấu hiệu bị bệnh. Những cá thể bình thường sẽ được đưa về các tổ chức cứu hộ động vật để tiếp tục nuôi dưỡng. Tuy nhiên đây là vấn đề khó, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn nếu muốn duy trì lâu dài. Chúng ta đã có rất nhiều chiến dịch nhưng do nhận thức không cao, quyết tâm không đủ nên thường chỉ rầm rộ lúc đầu.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Khát vọng sức mạnh nhưng không thể tùy tiện (12/09/2017-10:08)
  • Cần cởi bỏ tư duy... trang sức (11/09/2017-14:54)
  • Bình ổn giá bằng... lương tâm (09/09/2017-16:09)
  • Coi thường dân, dân không “mù”, dân không tin, chống tham nhũng, chống… lưng! (07/09/2017-8:24)
  • “Hoa hồng” hay tiền hối lộ? (06/09/2017-16:25)
  • Nói không thực chất (04/09/2017-9:17)
  • Một giờ, và một sự chờ đợi (31/08/2017-17:00)
  • Không thể ảo tưởng quyền lực (28/08/2017-8:43)
  • Một sự thiếu hụt kiến thức hay sự dễ dãi đáng trách? (26/08/2017-18:18)
  • Cần từ bỏ tư duy “đất cấm” và “trời riêng” (25/08/2017-9:02)