Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Thông tin ảo, bức xúc thật, và sự thấu hiểu? (28/09/2017-23:06)
    (NLBTH) - Những ngày qua vấn đề được thông tin nhiều trên báo chí là dư luận xã hội bức xúc về các khoản thu đầu năm học, bên cạnh đó là tiền học thêm.
Đừng để lạm thu tạo hiệu ứng tiêu cực trong đầu con trẻ
(ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Dù việc dạy thêm đã bị cấm ở bậc tiểu học, nhưng nhiều học sinh vẫn được “gợi ý” học từ 2 đến 3 buổi/tuần với mức tiền nộp chừng 500.000 đồng/tháng.

Một Status rao bán nhà đã xuất hiện trên facebook tạo được sự chú ý và chia sẻ của nhiều người, khiến nó lan truyền rất nhanh.

Chủ nhân facebook rao bán nhà để có tiền cho con nộp học!

Có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề này, nhưng đều có điểm chung là sự hài hước, giễu cợt.

Hôm rồi đón con về, vợ tôi ngồi thừ ra vì nghe được câu chuyện có học sinh từ đầu năm học đến nay chưa nộp đồng tiền nào dù giáo viên chủ nhiệm đã thông báo nhiều lần đến phụ huynh qua liên lạc điện tử.

Bố mẹ học sinh này cũng không đi họp phụ huynh đầu năm. Có nhiều lý do giải thích cho sự vắng mặt, trong đó có cả lý do họ phải đi làm thêm trong ngày nghỉ để có tiền nộp học cho con.

Nhiều trường học đã thông báo các khoản thu năm học 2017 - 2018, và nhìn chung đều khó chấp nhận. Cán bộ Nhà nước có đồng lương ổn định, chắt chiu có thể đảm bảo cho con đến trường, nhưng nhiều người làm nghề tự do phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe và thị trường. Với số tiền phải nộp đầu năm chừng trên dưới 5 triệu đồng/học sinh gồm cả bắt buộc và tự nguyện, họ sẽ phải xoay xở thế nào khi cùng lúc có hai đứa con đang tuổi đi học? Đến trường là quyền của trẻ, nhưng cái quyền ấy đang bị đe dọa.

Có người bị “ép” vào ban đại diện phụ huynh học sinh đã tâm sự trên tài khoản facebook cá nhân rằng mình bị biến thành chiếc “bình phong” che chắn, hợp thức cho các khoản thu tự nguyện của nhà trường.

Thường người ta không dám đấu tranh trực diện để đổi lấy sự an yên cho con trẻ, nhưng khi bực bội người ta lại bàn tán ở chốn đông người, thậm chí mượn khuôn mặt ảo trên mạng xã hội để xả đi cục tức.

Status rao bán nhà lấy tiền nộp học cho con trên mạng xã hội chưa chắc đã thật, nhưng có sự thật là người viết đang bức xúc về các khoản thu của nhà trường, và đó là một cách giễu cợt.

Trong lịch sử, khi uất ức điều gì người ta thường lồng ẩn ý vào nghệ thuật, nhiều khi sáng tác đồng dao, vè để chế giễu và hơn thế, chỉ khác là khi ấy chưa có mạng xã hội nên sự lan truyền và tác động chưa nhanh và lớn như bây giờ. Một nguy cơ không nhỏ, nhưng chẳng biết những người đưa ra quyết định lạm thu trong trường học có thấu hiểu điều đó không?

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Thay đổi tư duy để bảo tàng “sống” khỏe (27/09/2017-22:27)
  • Ồn ào những tấm lòng vàng... (25/09/2017-8:15)
  • Câu hỏi mùa trung thu (21/09/2017-21:50)
  • Thoát nước “thất thủ” và câu hỏi trách nhiệm (18/09/2017-12:22)
  • Nâng cấp hạ tầng cần gắn với việc “thông tắc” ý thức (16/09/2017-15:06)
  • Chế tài mạnh cần có quyết tâm cao (15/09/2017-8:17)
  • Khát vọng sức mạnh nhưng không thể tùy tiện (12/09/2017-10:08)
  • Cần cởi bỏ tư duy... trang sức (11/09/2017-14:54)
  • Bình ổn giá bằng... lương tâm (09/09/2017-16:09)
  • Coi thường dân, dân không “mù”, dân không tin, chống tham nhũng, chống… lưng! (07/09/2017-8:24)