Chủ nhật, ngày 05/01/2025
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Công tác hội
Cơ sở để xử lý vi phạm đạo đức nghề báo (10/02/2018-13:13)
    Ngày 17/12/2016 Hội Nhà báo Việt Nam công bố 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 cùng với Luật Báo chí 2016. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện có rất nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống báo chí.

Nghề báo cần lắm lửa say mê

Thành tích đáng khích lệ

Sau 1 năm triển khai Luật Báo chí và 10 điều quy định đạo đức người làm báo có thể nhận thấy, lần này Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức rất tốt việc quán triệt, học tập Luật Báo chí và 10 điều quy định đạo đức người làm báo, gần như toàn bộ hội viên, nhà báo, phóng viên đều được học tập thông qua tổ chức Hội và cơ quan báo chí, đặc biệt, trong các chương trình hội nghị, tập huấn nghiệp vụ cũng được lồng ghép các chương trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo.

Theo thống kê, trong năm 2017 số vụ phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp, hay hành hung nhà báo, phóng viên đã giảm 50% so với năm 2016.

Nhằm triển khai 10 Điều quy định đạo đức người làm báo Việt Nam một cách triệt để, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam khóa X quyết định thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức người làm báo, sau 6 tháng thành lập cho đến nay trên toàn quốc từng địa phương, từng Liên chi Hội lớn đều có hội đồng, 255/285 tổ chức Hội có Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức người làm báo.

Bên cạnh xử lý vi phạm, Hội đồng còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi phóng viên tác nghiệp, trước kia khi không có Hội đồng, những trường hợp phóng viên bị cản trở khi tác nghiệp dù tác nghiệp có đầy đủ giấy tờ và đúng quy trình do chưa có cơ sở pháp lý và một đơn vị chuyên môn bảo vệ quyền lợi của phóng viên nhà báo.

Có thể nói, điều rất khó cho báo chí hiện nay khi tôn vinh cái tốt hoặc xử lý vi phạm rất khó khi chưa có khung pháp lý đủ mạnh, vì vậy việc Hội Nhà báo Việt Nam ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo đã tạo ra được bộ khung để Hội đồng có căn cứ xử lý những vi phạm. Qua những việc xử lý vi phạm, Hội sẽ hiểu hơn về quá trình tác nghiệp của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp thường mắc những lỗi nghiệp vụ nào, để từ đó, tổ chức giáo dục giúp các nhà báo, phóng viên khác hiểu hơn về nghiệp vụ.

Để tránh tình trạng “Sáng đăng - trưa gặp chiều gỡ” của báo điện tử, Hội Nhà báo Việt Nam đưa vào hoạt động phần mềm theo dõi việc gỡ bài, khiến phóng viên có trách nhiệm hơn, viết cẩn thận hơn, kiểm duyệt chặt chẽ hơn. Theo số liệu thống kê, tháng đầu tiên khi đưa mạng lưới kiểm soát hoạt động phát hiện có 80 bài bị gỡ. Sau đó, giảm dần xuống 30, 35% đến tháng 12 còn 18%. Điều đó chứng tỏ, đạo đức báo chí đã rất được quan tâm.

Đề cao đạo đức nghề nghiệp

Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành khóa X Hội nhà báo Việt Nam diễn ra ngày 8/12 đã thống nhất, phóng viên thường trú có trách nhiệm tham gia sinh hoạt tại Hội địa phương.

Trong năm 2018, Cơ quan Trung ương Hội và các cấp Hội địa phương tiếp tục làm tốt việc giáo dục học tập Luật Báo chí và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp. Để bảo đảm cho các phóng viên tránh những sai phạm, các cơ quan báo chí, các Liên chi Hội nên ban hành bộ quy chuẩn rõ ràng khi phóng viên tác nghiệp, tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra. Đồng thời đối với những sự việc có tính chất nhạy cảm, Ban Biên tập nên cử nhà báo, phóng viên có kỹ năng nghiệp vụ tốt để khai thác thông tin tránh những sai lầm khi tác nghiệp tại hiện trường.

Trong thời kỳ kinh tế thị trường, đa số các cơ quan báo chí đang tự chủ hạch toán, nên mỗi tòa soạn báo cần phải phân định rõ ràng giữa làm kinh tế và hoạt động báo chí. Các cơ quan báo chí nên thành lập các bộ phận làm kinh tế độc lập, tránh trường hợp phóng viên vừa làm kinh tế vừa làm nội dung sẽ gây những khó khăn cho phóng viên khi tác nghiệp./.

Theo Nam Dương/Người làm báo

 

 

Các tin khác:
  • Tổng kết công tác Hội Nhà báo năm 2017, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 (03/02/2018-8:19)
  • Phóng viên có trách nhiệm hơn trong quá trình tác nghiệp (01/02/2018-15:01)
  • “Phương châm là chú trọng phòng ngừa” (29/01/2018-7:50)
  • Nhìn từ đời sống báo chí ở Thanh Hóa (26/01/2018-15:08)
  • Phải hành nghề trung thực, khách quan, công tâm…. (24/01/2018-7:39)
  • Nhìn từ đời sống báo chí ở Thanh Hóa (22/01/2018-14:02)
  • Những tín hiệu tích cực! (02/01/2018-15:57)
  • Cần tăng cường phối hợp quản lý giữa Hội Nhà báo địa phương với cơ quan chủ quản báo chí có phóng viên thường trú (22/12/2017-8:43)
  • "Đưa lại những tín hiệu tích cực hơn cho môi trường hoạt động báo chí" (09/12/2017-14:39)
  • Tổng kết công tác thi đua và hội thảo nghiệp vụ năm 2017 (06/12/2017-9:24)