Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Bình tĩnh trước thông tin! (22/03/2018-10:12)
    (NLBTH) - Thời còn đi học tôi thường bị vu vạ vì không chịu làm theo yêu cầu của bạn ngồi bên cạnh. Nhưng thông tin bịa đặt ấy cũng phải mất mấy ngày mới lan truyền đến cả lớp.

Đó là thời chưa có mạng xã hội, để ngụy tạo một tin đồn người ta phải cần đến những cái rỉ tai. Bây giờ dễ hơn nhiều, để phao một tin thất thiệt chỉ mất vài phút cả thể giới đã biết, và cũng khó để tìm kẻ dấu mặt. Một sự nhanh chóng, và tác động của nó cũng chóng mặt nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin.

Khi mạng xã hội ra đời, rất hiều người vui mừng vì thế giới đã trong bàn tay, ngồi trong phòng kín cũng có thể tiếp nhận đầy đủ chuyện hỉ, nộ, ái, ố ngoài cuộc sống. Thế nhưng khi cảm xúc sung sướng lắng xuống đã có rất nhiều người phải trả giá cho tiện ích ấy, nhiều người trở thành nạn nhân.

Thời gian gần đây việc đưa một số người có uy tín hay thành đạt lên mạng xã hội với những thông tin ngụy tạo làm mục tiêu để người quá khích “ném đá” đã thành chiêu trò nguy hiểm của những kẻ dấu mặt. Mạng xã hội không còn là cầu nối để khi có tâm trạng người ta bày tỏ hay chia sẻ cảm xúc nữa, mà nói hơi quá, nhiều khi trở thành “pháp trường”, “mồ chôn” cả một tiền đồ của ai đó. Mất mát khó đo đếm, tổn thương không dễ bù đắp đối với nhiều người chỉ xuất phát từ sự hùa theo đám đông của cư dân mạng. Họ chia sẻ vì thấy nhiều người làm, và thường bày tỏ cảm xúc của mình theo số đông hoặc bị dẫn dắt theo sự ngụy tạo thông tin, hình ảnh. Nhiều người đang nhấp chuột một cách cơ học, mà ít khi chịu dừng lại suy nghĩ xem thông tin đó được đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích gì. Những khuôn mặt ảo sau mỗi tài khoản đang trở thành kẻ tiếp tay đáng sợ cho dụng ý xấu, tôi, bạn và ai đó bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện trên mạng xã hội với sự ngụy tạo thông tin, hình ảnh đến tinh vi chỉ nhằm thỏa mãn sự bực tức của ai đó. Rồi cũng sẽ bị chia sẻ, bị “ném đá”, người thân, đồng chí của mình sẽ có người đặt ra câu hỏi. Sự hoài nghi là căn bệnh lớn nhất của lòng người. Tin đấy, yêu đấy, nhưng dư luận rầm rầm đồn thổi cũng thấy lòng bất an.

Cuộc sống có những mối quan hệ, nhưng rất nhiều việc phải làm theo nguyên tắc. Không thể “bẻ” nguyên tắc để làm hài lòng quan hệ, bởi vậy chúng ta rất có thể trở thành nạn nhân chỉ sau một cái nhấp chuột của ai đó không hài lòng với mình. Thật đáng sợ, và tàn nhẫn.

Hãy làm người tiếp nhận thông tin thông thái. Tôi đã nghe câu này ở đâu đó, và tôi nghĩ đó là lời khuyên cho người sử dụng mạng xã hội. Xin đừng quá khích tung hô hay lên án điều gì khi ta chưa biết bản chất của thông tin và động cơ của người đưa tin.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Thoát khỏi tư duy chặt hẹp (20/03/2018-9:30)
  • Hiệu lực của án phạt và câu hỏi về kỷ cương (19/03/2018-14:03)
  • Không tắt đèn cơ học (16/03/2018-20:39)
  • Câu hỏi về năng lực chính quyền cơ sở (12/03/2018-7:59)
  • Câu hỏi ngược (11/03/2018-8:40)
  • Kênh thông tin quan trọng (09/03/2018-9:09)
  • Không có “trời riêng”! (06/03/2018-8:41)
  • Cần lựa chọn cách làm phù hợp (04/03/2018-21:32)
  • Giới hạn của sự chịu đựng (02/03/2018-16:13)
  • Cần thoát ly tâm lý đám đông (26/02/2018-8:17)