Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Cần “thuốc” đặc trị (29/03/2018-22:18)
    (NLBTH) - Đúng thời điểm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử công khai vụ án vi phạm các quy định về phòng, chống cháy nổ làm 13 người thiệt mạng tại một quán karaoke bằng những mức án rất nghiêm khắc, thì hỏa hoạn vẫn liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương.

Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Không phải bây giờ, mà nhiều án phạt nặng trước đó dành cho người cố tình vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn cháy, nổ đã được tòa án nhân dân các cấp áp dụng, nhưng dường như vẫn chưa đủ sức đánh động đến lòng tham, thói quen xấu của con người. Hơn bao giờ, việc nâng cao nhận thức, ứng phó của người dân với “giặc lửa” lại cam go và thách thức như bây giờ.

Việc tuyên truyền nâng cao hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy đã được các cơ quan truyền thông hết sức chú trọng trong thời gian qua. Nhiều thiết bị chữa cháy được bán, được trang cấp đến công trình, nhưng dường như nó vẫn chưa phát huy được tác dụng, nếu không muốn nói là ở nhiều nơi có cảm giác thiết bị này chỉ tồn tại chỉ để nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Chủ sở hữu hoặc không biết cách sử dụng hoặc thiết bị không phát huy được tác dụng khi xảy ra cháy.

Khi tình trạng bớt xén trong thi công, tự ý thay đổi thiết kế, công năng công trình; sự cẩu thả trong lối sống còn tồn tại, đều là điều kiện lý tưởng cho “giặc lửa”, bùng phát ở bất cứ đâu và lúc nào. Qua những tai nạn cháy, nổ xảy ra thời gian gần đây, điều dễ nhận thấy là chủ đầu tư công trình nặng sự đối phó hơn là tạo ra một tiện ích về công cụ nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình và xã hội. Họ thường chăm chú cho lợi ích kinh tế trước mắt, mà chưa nghĩ đến những thiệt hại lớn hơn về lâu dài.

Pháp luật về phòng, chống cháy, nổ đã khá hoàn thiện, nhưng nhiều người vẫn chưa xem đó là sự bắt buộc hoặc là chế tài chưa đến được với họ để có thái độ ứng xử nghiêm túc. Họ thường đem thói quen theo kiểu “quan hệ” hoặc tư tưởng “lo lót” mỗi khi cần để giảm bớt chi phí trong đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy, là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ra những vụ hỏa hoạn đau lòng thời gian qua.

Những mức án nghiêm khắc dành cho những người xem thường quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Những tài sản bị thiêu rụi, mất mát về tinh thần không thể đo đếm từ những vụ hỏa hoạn gần đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người giật mình, nhưng để răn đe, ngăn ngừa họ vi phạm thì chưa hẳn. Lợi ích trước mắt vẫn là tấm rèm che mắt để lòng tham nổi lên. Căn bạo bệnh này đang cần một liều thuốc đặc trị đó là sự quyết liệt hơn từ cơ quan chức năng.

Thảo Điền


 

 

 

Các tin khác:
  • Xiết lại kỷ cương (27/03/2018-10:31)
  • Bình tĩnh trước thông tin! (22/03/2018-10:12)
  • Thoát khỏi tư duy chặt hẹp (20/03/2018-9:30)
  • Hiệu lực của án phạt và câu hỏi về kỷ cương (19/03/2018-14:03)
  • Không tắt đèn cơ học (16/03/2018-20:39)
  • Câu hỏi về năng lực chính quyền cơ sở (12/03/2018-7:59)
  • Câu hỏi ngược (11/03/2018-8:40)
  • Kênh thông tin quan trọng (09/03/2018-9:09)
  • Không có “trời riêng”! (06/03/2018-8:41)
  • Cần lựa chọn cách làm phù hợp (04/03/2018-21:32)