Thứ tư, ngày 27/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Cần sự bình đẳng trước pháp luật (03/04/2018-8:50)
    (NLBTH) - Thông tin từ Phòng Cảnh sát đường thủy (Công an tỉnh) cho biết, trên các tuyến sông Mã, sông Chu và sông Lèn có khoảng 300 người đang điều khiển 272 phương tiện thủy nội địa vận chuyển, bơm hút cát có công suất 24 từ CV trở lên, trong đó gần 90% chưa có chứng chỉ chuyên môn.

Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Một con số quá lớn, quá giật mình, nhưng là sự thật. Sự thật đó đang tạo ra sự bất bình đẳng trước quy định của pháp luật về giao thông thủy nội địa.

Khai thác, vận chuyển cát được nhận diện là lĩnh vực nhạy cảm, và đây là một trong những yếu tố khiến sự phức tạp trên nhiều tuyến sông gia tăng thời gian qua.

Sự bất an trên này đã được đề cập nhiều, nhưng bởi lợi ích trước mắt, tình trạng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy vẫn là vấn đề nhức nhối.

Luật giao thông đường thủy nội địa quy định thuyền viên và người lái phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện điều khiển. Thế nhưng hầu hết người điều khiển phương tiện thủy vận chuyển, bơm hút cát trên địa bàn Thanh Hóa hiện nay vẫn chưa có chứng chỉ chuyên môn tương ứng với loại tàu, thuyền họ đang điều khiển. Họ đang phớt lờ quy định của pháp luật để hành xử bằng thứ lệ làng.

Để tạo điều kiện cho những đối tượng này có giấy phép điều khiển phương tiện theo đúng quy định, năm 2015 UBND tỉnh đã hỗ trợ học phí để họ theo học cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn. Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với chính quyền các địa phương có người điều khiển phương tiện tuyên truyền, vận động, nhưng chỉ có 88 người đăng ký học. Một con số thể hiện sự bất lực, qua đó càng dấy lên sự lo ngại.

Những dòng sông có bình yên, đời sống xã hội ở những khu vực có mỏ cát sẽ đi về đâu nếu cứ tiếp tục tình trạng này?

Qua nhiều vụ tai nạn giao thông cho thấy, thường các đối tượng không có giấy phép điều khiển phương tiện không chỉ gây tai nạn, mà còn rất manh động.

Vì mưu sinh mà họ bất chấp đã đành, nhưng chính quyền địa phương nơi quản lý họ và cơ quan chức năng không thể chấp nhận sự tồn tại của những khúc sông riêng, mỏ cát riêng với những thứ lệ tự đặt ra.

Rất cần lực lượng chức năng đưa ra giải pháp hữu hiệu để tất cả những người điều khiển phương vận chuyển, khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông có giấy phép hoặc chứng chỉ chuyên môn, trước tiên nhằm đảm bảo sự an toàn cho phương tiện, con người, sau đó là tạo ra sự bình đẳng trước pháp luật.

Cát Vũ


 

Các tin khác:
  • Nở rộ căn bệnh phú quý! (30/03/2018-20:56)
  • Cần “thuốc” đặc trị (29/03/2018-22:18)
  • Xiết lại kỷ cương (27/03/2018-10:31)
  • Bình tĩnh trước thông tin! (22/03/2018-10:12)
  • Thoát khỏi tư duy chặt hẹp (20/03/2018-9:30)
  • Hiệu lực của án phạt và câu hỏi về kỷ cương (19/03/2018-14:03)
  • Không tắt đèn cơ học (16/03/2018-20:39)
  • Câu hỏi về năng lực chính quyền cơ sở (12/03/2018-7:59)
  • Câu hỏi ngược (11/03/2018-8:40)
  • Kênh thông tin quan trọng (09/03/2018-9:09)