Thứ bảy, ngày 28/12/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Công tác hội
Phát huy hiệu quả trong việc phối hợp giám sát thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo (31/10/2018-10:14)
    Trên thực tế, mối quan hệ của Hội Nhà báo tỉnh, thành với các văn phòng đại diện và phóng viên thường trú là mối quan hệ đồng nghiệp giữa những người làm công tác báo chí với nhau. Vậy làm thế nào để duy trì và gắn kết mối quan hệ đó, đặc biệt là việc phối hợp giám sát thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo? Đây là điều mà Hội Nhà báo TP. Cần Thơ trong thời gian qua luôn băn khoăn, trăn trở, bởi đó cũng là nhiệm vụ quan trọng mà lãnh đạo thành phố Cần Thơ giao phó cho Hội. Tạo nhiều “sân chơi” bổ ích
Giải  Billard báo chí Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ XI

Được biết, trước khi Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quyết định số 979/QĐ-HNBVN, thống nhất chủ trương chuyển sinh hoạt của hội viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương về Hội Nhà báo địa phương, thì Hội Nhà báo TP. Cần Thơ chưa được tiếp nhận bất cứ trường hợp chuyển sinh hoạt Hội nào, mặc dù TP. Cần Thơ có gần 60 cơ quan thường trú, văn phòng đại diện và phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí Trung ương, tỉnh/thành bạn. Như vậy, bao nhiêu năm qua, mối quan hệ giữa Hội Nhà báo TP. Cần Thơ với các cơ quan thương trú, văn phòng đại diện và phóng viên thường trú trên địa bàn được duy trì bằng cách nào và ở mức độ nào?

Nhà báo Huỳnh Quốc Hoàng - Ủy viên Ban Chấp hành HNBVN, Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ chia sẻ: Từ thực tế hoạt động qua nhiều nhiệm kỳ cũng như kinh nghiệm và việc làm cụ thể của Thường trực Hội Nhà báo TP. Cần Thơ trong việc duy trì và gắn kết mối quan hệ với văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn, lãnh đạo Hội Nhà báo TP. Cần Thơ nghĩ rằng: cách tốt nhất để gắn kết những người làm báo không phân biệt Trung ương hay địa phương và duy trì quan hệ đó là từ các hoạt động tổ chức giải thể thao; từ các Giải Báo chí và từ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.

Để tạo một “sân chơi” bổ ích, giúp cho những người làm công tác báo chí trên địa bàn có điều kiện hiểu biết lẫn nhau, dần dần thắt chặt hơn mối quan hệ, từ năm 2001, nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, Hội đã vận động kinh phí xã hội hóa tổ chức “Giải bóng bàn báo chí Cần Thơ” lần thứ nhất.

Đây là giải đấu dành riêng cho những người làm công tác báo chí trên địa bàn và một số sở, ban, ngành có liên quan... Giải đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của những người làm báo trên địa bàn. Và từ năm 2016 đến nay, giải được mở rộng thành Giải thể thao báo chí mở rộng khu vực ĐBSCL với 2 bộ môn thi đấu là bóng bàn và cầu lông, thu hút đông đảo lực lượng làm công tác báo chí trên địa bàn tham gia.

Không chỉ như vậy, các văn phòng báo chí đóng trên địa bàn cũng tương tác với Hội Nhà báo qua “Giải Billard báo chí Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức nhân ngày 21/6. Hội đã tích cực tham gia, đồng thời còn hỗ trợ kinh phí để Ban Tổ chức trao thưởng cho vận động viên đoạt giải, qua đó tạo được mối quan hệ ngày càng gắn bó…

Gắn kết bằng nhiều hoạt động nghiệp vụ thiết thực

Hoạt động thứ hai để gắn kết là Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển TP. Cần Thơ nhằm thu hút lực lượng làm báo trên địa bàn gởi tác phẩm tham gia giải. Để làm được điều đó, trước tiên Ban Tổ chức đã mở rộng phạm vi phản ánh của tác phẩm dự thi lên tầm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo điều kiện cho người làm báo của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trong khu vực gửi tác phẩm dự thi.

Ông Lê Văn Tâm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ trao Giải Nhất cho các tác giả đạt Giải báo chí Phan Ngọc Hiển lần thứ XII 

Bên cạnh đó, Thường trực Ban Tổ chức còn mời một số lãnh đạo văn phòng đại diện, cơ quan báo chí có uy tín tham gia Hội đồng Giám khảo để tạo niềm tin cho những người tham gia giải. Đồng thời, giá trị giải thưởng cũng được lãnh đạo thành phố (Trưởng ban Tổ chức giải là Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ), nghiên cứu nâng dần theo từng năm. Hiệu quả từ những biện pháp thu hút trên là số lượng tác giả và tác phẩm dự thi của các cơ quan thường trú, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tham gia giải hàng năm đều tăng.

Hoạt động thứ ba để gắn kết với các văn phòng báo chí trên địa bàn, là công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đó chính là điều kiện tốt cho việc duy trì mối quan hệ nói trên. TP. Cần Thơ hiện có gần 60 văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, nhu cầu về cập nhật kiến thức và bồi dưỡng nghiệp vụ là khá lớn. Chính vì vậy, nhiều năm qua trong kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho hội viên - nhà báo, Hội Nhà báo TP. Cần Thơ đều dành nhiều xuất cho các phóng viên thường trú trên địa bàn tham dự.

Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ luôn được tăng cường. 

Hàng năm, ngoài việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao để mở 1 lớp tập huấn nghiệp vụ dành riêng cho hội viên đang sinh hoạt tại các Chi hội, Liên chi hội Nhà báo trực thuộc Hội, Hội Nhà báo TP. Cần Thơ còn tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ sử dụng nguồn kinh phí của TP. Cần Thơ hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên của Hội. Học viên của 2 lớp tập huấn này, ngoài hội viên của các Chi hội, Liên chi hội trực thuộc, Hội còn dành từ 5 đến 7 suất mỗi lớp cho các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn. Qua các lớp tập huấn, các phóng viên Trung ương và địa phương đã cùng nhau làm việc, lao động sáng tạo tác phẩm báo chí nên dễ thân thiết, gắn bó hơn.

Trong thời gian tới để duy trì tốt mối quan hệ giữa Hội Nhà báo với văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn, Hội Nhà báo TP. Cần Thơ, Nhà báo Huỳnh Quốc Hoàng sẽ tiếp tục vận động các doanh nghiệp tài trợ kinh phí để tổ chức giải thể thao báo chí hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thành công Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển thành phố Cần Thơ và mở các lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí; đồng thời rất mong được sự hỗ trợ tích cực từ phía Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam trong việc tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ báo chí tại Cần Thơ.

Và với việc Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành quy định về việc sinh hoạt Hội của hội viên ở các văn phòng đại diện và phóng viên thường trú đóng trên địa bàn, đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nhà báo các tỉnh, thành trong việc tiếp cận, duy trì mối quan hệ gắn bó, gắn kết giữa Hội Nhà báo địa phương và các văn phòng báo chí Trung ương, tỉnh, thành bạn đóng trên địa bàn; đồng thời cũng nhằm để thực hiện nghiêm Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam”, Chủ tịch HNB TP. Cần Thơ Huỳnh Quốc Hoàng, bày tỏ.

Theo Lan Vi/Báo Nhà báo & Công luận

 

Các tin khác:
  • Đoàn Hội Nhà báo Hàn Quốc thăm và làm việc tại TP.HCM (17/10/2018-17:13)
  • “Mục tiêu của Nghị quyết T.Ư 6 là tạo động lực mới để mọi người cùng có cơ hội phấn đấu, cống hiến” (12/10/2018-10:45)
  • Hội Nhà báo Đắk Lắk: Công tác kiểm tra ngày càng được đẩy mạnh theo hướng chủ động (12/10/2018-10:40)
  • Cần có ranh giới phân biệt giữa nhà báo và người sử dụng MXH (12/10/2018-9:42)
  • Báo chí địa phương và thách thức trong thời đại 4.0 (11/10/2018-14:07)
  • Thực hiện nhưng phải có lộ trình, bước đi phù hợp (27/09/2018-11:44)
  • Tránh luật hóa những vấn đề thuộc đạo đức (26/09/2018-11:33)
  • Khuyến khích nhà báo tham gia MXH trách nhiệm, chuẩn mực với tư cách và phẩm chất của người làm báo (26/09/2018-11:30)
  • “Bản Quy tắc cần giúp người làm báo đón nhận, tham gia MXH một cách bản lĩnh, tích cực nhất” (24/09/2018-8:34)
  • Cần nhìn nhận “chuẩn” về vai trò của Hội Nhà báo để có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả (07/09/2018-7:55)