Thứ ba, ngày 26/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Thượng tôn pháp luật (09/11/2018-8:02)
    (NLBTH) - Hiểu đúng, hiểu đầy đủ hệ thống pháp luật, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, thể hiện được sự thẳng ngay, chính trực của mình; là công cụ quản lý và bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền con người, trở thành nhu cầu tự thân của mỗi công dân, là yêu cầu đặt ra cho cả người làm luật cũng như thực thi pháp luật.

Cách đây 5 năm Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương và Bộ Tư pháp đã chọn ngày 9/11 - là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa làm Ngày pháp luật Việt Nam. Đây là một dấu mốc ý nghĩa, đem theo hy vọng tinh thần thượng tôn pháp luât sẽ trở thành thành việc thường xuyên, được coi trọng, không ai được quyền đứng trên pháp luật, đừng ngoài pháp luật hoặc lợi dụng kẻ hở của pháp luật để hành động phi pháp…

Thế nhưng tình trạng vi phạm pháp luật trong thời gian qua vẫn còn nhiều, thậm chí mức độ nghiêm trọng hơn. Trong một số vụ án còn có sự tham gia hoặc tiếp tay của một số cán bộ được giao nhiệm vụ giữ quyền thực thi pháp luật dẫn đến giảm sút niềm tin của nhân dân. Qua những vụ án này cho thấy vẫn còn một “khoảng trống” pháp luật không hề nhỏ trong đời sống xã hội. Yêu cầu đặt ra cho cơ quan tư pháp và cơ quan bảo vệ pháp luật phải đánh giá lại hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật của mình đúng mức hơn.

Một đất nước có hệ thống pháp luật đầy đủ là đất nước phát triển, nhưng yêu cầu lớn hơn ở một đất nước có dân trí cao, là mọi tổ chức, mọi công dân đều phải thượng tôn pháp luật, để pháp luật phát huy tác dụng thật sự chứ không phải là những tờ giấy.

Để pháp luật thực sự điều chỉnh được đời sống xã hội, ngoài tính nghiêm minh của pháp luật, cần đến sự thẳng ngay, liêm chính của đội ngũ cán bộ ở các cơ quan thực thi pháp luật. Sự gương mẫu, chính trực của họ sẽ góp phần đưa ánh sáng của công lý, lẽ công bằng soi rọi đến từng ngõ ngách của đời sống, đảm bảo cho mọi công dân đều hiểu rằng họ đang sống trong một xã hội pháp quyền, cũng như sẵn sàng chấp nhận sự trừng phạt nếu vi phạm pháp luật.

Việt Nam là một trong khoảng 40 quốc gia có Ngày pháp luật, được xem là sự tự hào, một sự coi trọng pháp quyền, nhưng sẽ tự hào hơn nếu như hệ thống pháp luật của chúng ta đủ sức mạnh để răn đe, ngăn chặn vi phạm.

Một trong những khẩu hiệu Ngày pháp luật Việt Nam năm 2018 là: “Thượng tôn pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước liêm chính, hành động, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”. Mọi tổ chức, công dân, nhất là cán bộ thực thi pháp luật hãy ý thức đầy đủ điều đó, cùng nhau thượng tôn pháp luật để xây dựng Nhà nước liêm chính thật sự.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Hình ảnh từ thiện từ hai góc nhìn (07/11/2018-7:56)
  • Ngăn sự vô thức, chặn thói chơi ngông (06/11/2018-9:29)
  • Căn bệnh ý chí (05/11/2018-9:22)
  • Vết xe đổ phải tránh (01/11/2018-18:56)
  • Cơ hội soi sửa mình (29/10/2018-8:52)
  • Khu phố ngập nước (27/10/2018-23:42)
  • Không lo lắng thụ động (21/10/2018-10:53)
  • Con đường đi học (21/10/2018-19:51)
  • Tránh vết xe đổ (15/10/2018-13:30)
  • Chiếc nắp cống trách nhiệm (14/10/2018-12:09)